Điểm độc đáo và phương pháp giáo dục của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể

I.   Nhận định

Đoàn Thể nào cũng có những khác biệt về hình thức, nội dung, mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức?

A.    Các Hội Đoàn Trẻ

1.    Phong Trào Hướng Đạo

2.    Phong Trào Đồng Hành

3.    Hiệp Hội thánh Mẫu

4.    Hùng Tâm Dũng Chí

B.   PT/TNTT

Phong Trào TNTT là một phong trào giáo dục:

1.    Những sinh hoạt lành mạnh tạo sự vui tươi để hoà mình với mọi người, tạo sự cảm thông, dễ dàng chia sẻ với người cùng trang lứa.

2.    Phong Trào còn giáo dục và hướng dẫn các em trở thành những nhân sự làm việc đắc lực cho các sinh hoạt cộng đoàn.

3.    Sinh hoạt cũng là dịp để bổ túc, thực hành và trau dồi thêm khả năng tiếng việt và nhất là tránh đi được những cạm bẫy xấu xa tội lỗi đang xẩy ra ngoài xã hội hiện nay.

4.    Tạo tinh thần đồng đội qua những sinh hoạt đoàn đội, đồng thời tu luyện đạo đức tâm hồn.

5.    Song song với những buổi sinh hoạt tâm tình chia sẻ tự nhiên, các em còn có những giờ phút để sống gần gũi với Chúa Thánh Thể qua những giờ cầu nguyện, viếng Chúa, chia sẻ Lời Chúa, tham dư thánh lễ để lãnh nhận nguồn ơn thiêng liêng của Thiên Chúa mà phong trào gọi là siêu nhiên.

II.  NHỮNG ĐIỂM ĐỘC ĐÁO PHONG TRÀO TNTT

PT/TNTT là một đoàn thể công giáo tiến hành, giáo dục tuổi trẻ, nên trọng tâm của giáo dục được kết tụ của cả siêu nhiên lẫn tự nhiên. Trong đó, các em được giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, để trở thành một công dân tốt ngoài xã hội theo tinh thần Kitô giáo và đào luyện các em trở thành một Kitô hữu hoàn hảo. Bởi thế, trong mọi phương pháp giáo dục đều được thấm nhuần tinh thần tôn giáo và thánh kinh hoá mọi sinh hoạt.

A.     Thánh Kinh

1.    Thánh Kinh là chất liệu và là nền tảng cho mọi sinh hoạt và suy tư của TNTT.

2.    Tất cả mọi sinh hoạt, bài hát, những trò chơi, vũ điệu, băng reo? đều được thấm nhuần và được ướp bằng hương thơm của Thánh Kinh.

3.    Khơi nguồn Thánh Kinh gợi cho ta những yếu tố quan trọng bắt nguồn từ Kinh Thánh để kết hợp và thánh hoá cho mọi phương pháp hoạt động tự nhiên

B.    Thánh Thể

1.     Khơi nguồn Thánh thể gợi cho ta yếu tố bắt nguồn từ Thánh Thể, để từ đó chúng ta sẽ tổng hợp các phương pháp siêu nhiên giúp các em sống trọn vẹn là một Thiếu Nhi Thánh Thể qua cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

2.     Nuôi sống và làm cho tâm hồn biến đổi để nên thánh mỗi ngày.

C.    Mục Đích

1.    Đào luyện thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô hữu hoàn hảo.

2.    Đoàn ngũ hóa và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền tin mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.

D.    Nền Tảng

1.    Lấy Thánh thể, Lời Chúa trong Thánh Kinh và giáo huấn của giáo hội (Thánh Truyền) làm nền tảng để giáo dục và hướng dẫn giới trẻ trong các hoạt động.

E.    Lý Tưởng

1.    Nhận Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm điểm, là nguồn sống thiêng liêng và là lý tưởng của đời mình.

F.   Tôn Chỉ

1.    Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.

2.     Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế.

3.    Tôn Kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam

4.    Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô là Đức Giáo Hoàng.

5.    Thăng tiến con người nhân bản. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam

G.  10 Điều Tâm Niệm

1.     Thiếu Nhi mỗi sáng dâng ngày, điểm tô đời sống hương bay nguyện cầu.

2.     Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu, tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm.

3.     Thiếu Nhi thánh giá Chúa nằm, nhìn lên phấn khởi chuyên cần hy sinh.

4.     Thiếu Nhi nhờ mẹ đinh ninh, qlàm gương sáng xứng danh tông đồ.

5.     Thiếu Nhi mọi việc nhỏ to, tinh thần vâng phục chuyên lo đậm đà.

6.     Thiếu Nhi đằm thắm nết na, nói năng hành động nõn nà trắng trong.

7.     Thiếu Nhi bác ái một lòng, Tim luôn quảng đại mới mong giúp người.

8.     Thiếu Nhi ngay thẳng trọn đời, nói làm đúng mực người người tin yêu.

9.     Thiếu Nhi dù khó trăm chiều, chu toàn bổn phận mọi điều chăm chuyên.

10.   Thiếu Nhi thực hiện hoa thiêng, chép ghi mỗi tối cộng biên mỗi tuần.

H.    Phương Pháp Giáo Dục

Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể sử dụng những phương pháp thích hộp để giáo dục thanh thiếu niên về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên.

1.    Tự nhiên: Dùng những phương pháp tự nhiên như ca vũ, sinh hoạt ngoài trời, vào sa mạc, hoạt động xã hội? mà các hoạt động này được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.

2.    Siêu nhiên: Đặt căn bản cho đời sống tinh thần bằng cách Sống Ngày Thánh Thể qua việc dâng ngày, cầu nguyện, rước lễ, thực hiện bó hoa thiêng liêng, tĩnh huấn, chia sẻ Lời Chúa?

I.    Nhân Sự

1.    Cha tuyên úy

2.    Thầy và sơ trợ úy

3.    Trợ tá

4.    Bào trợ

5.    Phụ huynh

6.    Huynh Trưởng

J.    Lợi Ích

1.   Cá nhân

2.   Xã hội

3.   Giáo hội

III.   Phương pháp giáo Dục Của Phong Trào

A.  Áp Dụng Phương Pháp

1.   Phương pháp là con đường dẫn đến mục tiêu. Muốn đạt được mục đích thì phải áp dụng phương pháp.

2.   Phương pháp cần phải đa dạng, linh động và phong phú. Trong khi giáo dục Đoàn Sinh, Trưởng cũng cần phải biết áp dụng phương pháp cho thích hợp.

B.  Những Phương Pháp Giáo dục Của Phong Trào

1.    Mục đích của Phong Trào gồm 2 phương diện: Giáo dục tự nhiên và giáo dục siêu nhiên. Do đó, các phương pháp của Phong Trào cũng được chia làm 2 loại:

a)    Phương pháp tự nhiên

b)    Phương pháp siêu nhiên

2.    Các phương pháp của Phong Trào được khơi nguồn từ Thánh Thể và Thánh Kinh.

IV.    PHƯƠNG PHÁP SIÊU NHIÊN

-    Các phương pháp siêu nhiên được xây dựng trên hai nền tảng chính: Thánh Thể & Thánh Kinh.

-   Phương Pháp Khơi Nguồn Từ Thánh Thể gồm có:

A.   Phương Pháp Sống Ngày Thánh Thể

1.   Đây là phương pháp thực hành quan trọng được chú tâm ngay từ những bước đầu trong lịch sử Phong Trào.

2.   Phương pháp sống một ngày hoàn hảo của người Kitô hữu, sống kết hợp với chúa Giêsu Thánh Thể trong mọi tư tưởng, lời nói, việc làm.

3.   Phương pháp sống một ngày, trong đó Chúa Giêsu Thánh Thể là mặt trời, là trung tâm điểm của ngày sống. Tựa như mặt trời ló dạng, ngày sống Thánh Thể được bắt đầu bằng việc dâng ngày. Như khi mặt trời giữa trưa, cao điểm của ngày sống Thánh Thể là việc tham dự thánh lễ và rước lễ. Các giờ khắc trong ngày được đánh dấu bằng những giờ cầu nguyện, viếng Chúa, hy sinh và làm tông đồ. Khi chiều tà, mặt trời lặn xuống, ngày sống Thánh Thể kết thúc bằng việc tổng kết bó hoa thiêng và dâng đêm. Bó Hoa thiêng còn được coi là một phương pháp thăng tiến lòng đạo đức, một phương tiện nên thánh của người Thiếu Nhi Thánh Thể.

B.   Phương Pháp Giờ Thánh Thể

1.     Khoảng thời gian đến gần Chúa, tâm sự với Chúa.

2.    Giờ thánh Thể có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ngay cả những lúc đêm khuya. "Các con không thức được với Thầy một giờ sao."

3.    Giờ thánh Thể có thể dài hay ngắn, đông hay ít người, hình thức tuỳ tiện thay đổi. Chủ đích là kết hợp với Chúa; như vậy, việc làm vì Chúa sẽ không làm ta chán nản.

4.     Hai yếu tố quan trọng của giờ Thánh Thể là:

a)     Đến gần chúa (trong nhà tạm)

b)    Tâm sự với chúa (lớn tiếng nếu cần)

-    Thánh Kinh và Thánh Truyền (Giáo Huấn của Giáo Hội) luôn đi chung và có giá trị ngang nhau.

-    Phương Pháp Khơi Nguồn Từ Thánh Kinh gồm có:

C.  Phương Pháp Lãnh nhận lời Chúa

1.    Kiện toàn nội tâm, trau dồi nhân cách, làm hoàn hảo hơn đời sống Kitô hữu.

2.    Một phương pháp để đào sâu tác động tâm hồn, gồm những việc chính:

a)    Đọc một đoạn Lời Chúa.

b)    Thinh lặng và suy niệm

c)    Phát biểu ý tưởng làm tác động tâm hồn và liên quan đến cuộc sống.

d)    Lời nguyện.

3.    Điều kiện để thực hiện phương pháp này cần có một số ít người và có chút kiến thức về Thánh Kinh.

D.  Phương Pháp Khung cảnh Thánh Kinh

1.   Dùng khung cảnh trong Thánh Kinh để tạo một khung cảnh sống và một mẫu người lý tưởng cho các Đoàn Viên cảm nghiệm và noi theo. Chúa Giêsu chính là con người lịch sử, là gương mẫu cho các ngành:

a)   Ngành Ấu: Chúa Giêsu thời bé thơ.

b)   Ngành Thiếu: Chúa Giêsu trong cuộc sống ẩn dật.

c)   Ngành Nghĩa: Chúa Giêsu thời rao giảng Tin Mừng.

E.  Phương Pháp Bầu khí Thánh Kinh

1.   Phương pháp này dựa trên định luật tâm lý: Tạo môi trường toàn yếu tố Thánh Kinh (bài hát, vũ, trò chơi, băng reo, ý lực, tên đội?) trong các sinh hoạt cũng như Sa Mạc để Đoàn Viên thấm nhuần Kinh Thánh và sống theo Tin Mừng.

V.  PHƯƠNG PHÁP TỰ NHIÊN

Dùng phương pháp tự nhiên (ca hát, múa vũ, chuyên môn, trò chơi?) với khung cảnh thánh kinh để huấn luyện theo từng lứa tuổi. Ngành Aáu: ngoan với cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu. Ngành Thiếu: hy sinh với cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu. Ngành Nghĩa: chinh phục với đời sống công khai của Chúa Giêsu.

A.  Phương Pháp Hàng Đội

1.   Như Mai Sen phân công cho các thủ lãnh, như Chúa Giêsu chọn các môn đệ và sai họ đi rao giảng, phương pháp hàng đội là phương pháp phân công và trao trách nhiệm. (Nội Quy số 14)

2.    Phương pháp lấy đội làm căn bản để sinh hoạt và học tập, rèn luyện khả năng và tính khí con người.

B.   Phương Pháp Tiệm Tiến

1.    Phương pháp Thiên Chúa dùng để giáo dục và hướng dẫn con người tuỳ trình độ hiểu biết của họ và mạc khải dần dần với ba giai đoạn rõ rệt:

a)     Giai đoạn chất phát: Chúa để sống theo luật tự nhiên.

b)     Giai đoạn hiểu biết: chúa ban luật được ghi chép.

c)     Giai đoạn trưởng thành: Chúa sai chính Con Một Người là tình yêu nhập thể để mạc khải rõ ràng.

2.     Phương pháp Phong Trào dùng để chia ngành, chia cấp và giáo dục Đoàn viên qua từng giai tuỳ  theo sự hiểu biết, tâm lý của từng lứa tuổi:

a)     Ngành Ấu: Cấp I, II, III

b)     Ngành Thiếu: Cấp I, II, III

c)    Ngành Nghĩa: Cấp I, II, III

3.    Phương pháp áp dụng nguyên tắc từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp.

4.    Phương pháp này được áp dụng triệt để trong Chương Trình Thăng Tiến để đánh dấu những chặng đường học hỏi và huấn luyện.

C.   Phương Pháp Vào Sa Mạc

1.     Phương pháp mà Thiên Chúa Giavê dùng để thanh luyện dân Do thái khi người dẫn đưa họ vào Sa Mạc trong 40 năm trường.

2.     Phương pháp được dùng để huấn luyện, đặc biệt là cấp Huynh Trưởng.

3.     Hai điều cốt yếu của phương pháp này là:

a)     Không bám víu vào tiện nghi quen thuộc

b)     Đặt tín nhiệm vào người huấn luyện.

D.   Phương Pháp Sinh Hoạt Trẻ

1.     Như Thánh Phaolô nhắc nhở: “Anh em hãy vui luôn”, phương pháp sinh họat trẻ vui và tươi mới, áp dụng kỹ thuật ca vũ, băng reo, trò chơi, diễn kịch, hoạt cảnh để tạo một khung cảnh huấn luyện và giáo dục vui, tươi và trẻ.

2.     Phương pháp chơi mà học, vui mà có tính cách giáo dục, thăng tiến học hỏi.

E.   Phương Pháp Hội Họp

1.     Các tín hữu thời sơ khai dùng các buổi họp để chuyên cần lắng nghe giáo huấn của các tông đồ, trung tín với sự hiệp nhất, với việc bẻ bánh và cầu nguyện. Chính trong hình thức hội họp cộng đồng đó mà họ được dạy dỗ về đường lối của Thiên Chúa.

2.     Phong Trào áp dụng các buổi họp để hoạch định, tường trình sinh hoạt và huấn luyện đoàn viên.

VI.   Tổng kết

1.    Chúa Giêsu Thánh Thể là sức sống kết hợp các phương pháp siêu nhiên.

2.    Lời Chúa trong Thánh Kinh là nền tảng và chất liệu kết hợp các phương pháp tự nhiên

3.    Phương pháp đã sẵn sàng, người Huynh Trưởng cần phải sáng suốt để tìm ra cái cốt yếu và áp dụng phương pháp sao cho phù hợp với những điều kiện tâm lý, thể lý và môi trường chung trong sinh hoạt của Đoàn.

TNTT

Nguồn : http://httntt.org/Hieubiet%20PT.htm

bài liên quan mới nhất

Suy niệm thứ Bảy tuần Thánh: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng