Dự án được khởi động sau khi kết thúc hội nghị quốc tế về “Chủ quyền lương thực trong thời kỳ phục hồi: Tái thiết tốt hơn bằng cách tập trung vào công bằng xã hội và thúc đẩy nông nghiệp sinh thái. Hội nghị được tổ chức vào cuối tháng 6 tại Nairobi, Kenya nhằm hướng tới Hội nghị cấp cao của Liên Hiệp quốc về Hệ thống lương thực năm 2021.
Thông cáo báo chí được đăng trên website của Dòng Tên tại Châu Phi cho biết: “Mục tiêu trọng tâm của sự hợp tác mới là nâng cao sự hiểu biết để tác động đến các chính sách và thực tiễn liên quan đến hệ thống lương thực, cả quốc tế lẫn địa phương, đồng thời thúc đẩy các giải pháp của Châu Phi về chủ quyền lương thực”. Do đó, sự hợp tác sẽ là một nền tảng để chia sẻ kiến thức, ý tưởng và các giải pháp khả thi về vấn đề an ninh và chủ quyền lương thực của lục địa này. Nói một cách cụ thể, đây là vấn đề cùng nhau tìm kiếm “các phương pháp tiếp cận hiệu quả và hướng tới tương lai”, tạo ra “hệ thống lương thực có khả năng đối diện với các cuộc khủng hoảng, vừa giảm thiểu tác động của khí hậu và thiên tai, vừa thăng tiến công bằng xã hội”.
Jcam và Caritas Châu Phi cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã gây thêm căng thẳng cho hệ thống lương thực toàn cầu, mà những người đầu tiên phải trả giá là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Đây là một cuộc khủng hoảng có nhiều khía cạnh và nguyên nhân (hạn hán, lũ lụt, thảm họa sinh thái...) nhưng cốt lõi của nó là “sự bất bình đẳng về cơ cấu và nhất thiết phải tạo ra những mô hình mới, không để ai bị bỏ lại phía sau.”
Văn Yên, SJ