Thiên Chúa đã chết, hay con người vong thân?

Trong thân phận phàm nhân, Chúa Giesu chịu chết để triệt tiêu tính xác thịt, rồi phục sinh chính thân xác đó bởi Thần Khí Thiên Chúa.

Cái chết mà Nietzsche nói tới không phải là cái chết về thể xác của một đấng Thượng đế đã từng tồn tại, mà ngụ ý rằng Thượng đế không còn là tiêu chuẩn về đạo đức hay lối sống của con người nữa”.

Từ nền tảng này chủ nghĩa vô thần đã loại trừ Thiên Chúa, lấy con người làm tiêu chuẩn cho tất cả giá trị do hệ tư tưởng họ thiết lập. Và rồi, thảm kịch từ sự ngông cuồng đó nhân loại và rất nhiều quốc gia đang phải gánh chịu.

Vậy, Thiên Chúa đã chết hay con người vong thân? Khi sáng tạo con người, Thiên Chúa thổi Thần Khí của Ngài để ban truyền sự sống. Ngày A-đam và E-va phạm tội, con người đã mất đi sự sống thần linh, chỉ còn lại xác thịt hư nát. Con người chết chứ không phải Thiên Chúa!

Thánh Phao-lô nói về hậu quả của con người sống theo xác thịt đó: “dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ say sưa" (Gl 5, 19-21).

Ngôi Hai Thiên Chúa đã lấy lại Sự Sống Thần Linh cho loài người bằng cách chấp nhận làm con người như chúng ta. Trong thân phận phàm nhân, Ngài chịu chết để triệt tiêu tính xác thịt, rồi phục sinh chính thân xác đó bởi Thần Khí Thiên Chúa.

Hơi Thở mà Thiên Chúa đã thổi vào Ađam, nay Đức Kitô Phục Sinh thổi lại trên các Tông Đồ. Sự sống Thần Linh nơi Chúa Thánh Thần truyền vào Giáo hội. Ai đón nhận thì sinh hoa trái của Thần Khí: "Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (Gl 5, 22-23).

Thần Khí Thiên Chúa như làn gió: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ta nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (x.Ga 3, 8). Thần Khí đó đã và đang bay khắp cõi trần này, ai đón nhận thì sống sự sống của Thiên Chúa và sinh hoa trái tốt lành. Ai không đón nhận thì tiếp tục sống với tính xác thịt hư nát cùng với hậu quả của nó.

Thần Khí Chúa hoạt động không giới hạn chỉ trong Giáo hội. Ngọn gió thần linh bay tỏa bốn phương, ngự vào tâm hồn những ai khao khát chân lý và lẽ sống. Thầy Tuệ Sĩ hiện đang đầy tràn Thần Khí đó trong tâm hồn, một minh chứng cho sự hoạt động bao trùm thế giới của Chúa Ngôi Ba. Bên cạnh đó cũng tỏ lộ biết bao tâm hồn đang khao khát Thần Khí, nhưng mơ hồ trong sự chọn lựa, hay hoang mang giữa đón nhận với chối từ.

Nguồn: giaophanlongxuyen.org

 

bài liên quan mới nhất

Ngày 16/6: Thánh Đaminh NGUYỄN HUY NGUYÊN. Chánh trương – Lang y, Tử đạo (1800 - 1862)

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng