Thắp nén hương cho các vị Chủ chăn Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng


Đức cha MinhĐức cha Hedde Minh là giám mục Đại diện Tông tòa tiên khởi của Giáo phận Đại diện Tông tòa Lạng sơn. Trước đó ngài đã là Đức Ông của Phủ doãn Tông tòa Lạng sơn, kế vị Đức Ông Cothonay Chiểu và Đức Ông Maillet Bính. Thời gian ngài coi sóc Lạng sơn là thời gian có nhiều biến động với nhiều cuộc chiến tranh: chiến tranh với Nhật, với Pháp, với Mỹ và cuộc di cư đã làm Giáo phận vốn mỏng manh lại thêm èo uột. 

Sống trong cảnh bấp bênh thời chiến, ngài đã cẩn thận lựa chọn Đức Cha Phó Jacq Mỹ để phụ giúp ngài điều hành một giáo phận tuy ít người nhưng lại trải trên một địa bàn vừa rộng lớn, vừa hiểm trở và khó tiếp cận đặc biệt trong thời chiến tranh. Nhưng hoàn cảnh éo le đã khiến ngài cuối cùng phải một mình gồng gánh trách nhiệm trên đôi vai già yếu và bệnh tật.

Năm 1959, Nhà Nước ra lệnh trục xuất các Thừa sai nước ngoài. Đức Cha Jacq Mỹ đã lên đường sang Thái rồi vào miền Nam. Còn lại Đức Cha Hedde Minh già yếu bệnh tật không có thể di chuyển được, dù bị thúc ép nhưng ngài kiên quyết vùi thân nơi mảnh đất yêu dấu mà ngài đã gắn bó hơn nửa thế kỷ qua. Nhà Nước bao vây ngài rất kỹ lưỡng nên không ai được vào thăm nom chăm sóc. Nằm trên giường bệnh ngài than thở: “Je suis seul! Je suis seul”(Tôi cô đơn quá). Sức lực tàn tạ, Ngài trút hơi thở vào ngày 04-05-1960. Bị bao vây kỹ lưỡng nên các Đức Cha chung quanh không ai hay biết và đến dự đám tang của Ngài. Nghe nói Đức Cha Căn được tin đã lên đường ngay, nhưng chưa kịp đến nơi thì lễ an táng đã xong rồi. 

Khi sống đã chịu nhiều khó khăn, khi chết ngài vẫn còn bị bắt bớ. Chính quyền lấy cớ ngài bị bệnh truyền nhiễm nên không cho an táng trong nghĩa địa, càng không cho an táng trong Nhà thờ Chính tòa theo thói tục của các Giáo phận. Nhưng với lòng yêu mến vị Chủ Chăn sống chết với đoàn chiên và với đức tin kiên vững, giáo dân quyết tâm an táng ngài trong nghĩa địa Cửa Nam trên đồi Tổ Sơn. Tuy lực lượng an ninh canh gác dày đặc, nhưng giáo dân Lạng sơn tuy ít ỏi mà rất kiên cường đã đàng hoàng tổ chức đám tang nghiêm trang trong tình cảm đau đớn tiếc nuối. Khi sống ngài đã luôn ở giữa giáo dân cả trong những thời khắc gian nan nhất, khi chết ngài vẫn hiện diện giữa đoàn chiên như một mục tử nhân lành sống chết với đoàn chiên theo cả nghĩa đen. Và thật là một quan phòng của Thiên Chúa, nếu ngài được an táng trong Nhà thờ Chính tòa thì có lẽ xác ngài sẽ không còn nguyên vẹn vì ngôi nhà thờ đã bị bom vào năm 1967 và sụp đổ tan tành. 

reginald andre paulin edmond jacq myCuộc đời của Đức Cha Jacq Mỹ cũng không kém phần gian khổ. Làm giám mục phó, ngài xông xáo khắp nơi, đi lại những nơi rừng sâu núi thẳm để thăm viếng các linh mục và giáo dân trong thời chiến tranh. Có lần ngài suýt bỏ mạng trong trận Đông Khê. Đoàn xe bị mìn nhưng ơn Chúa gìn giữ xe của ngài đi qua đầu tiên thì mìn chưa kịp nổ. 

Năm 1959, ngài bị trục xuất. Không trở về nước ngài vào miền Nam tiếp tục sứ mạng loan báo Tin mừng với tâm nguyện được chết tại đất nước mà ngài yêu quí rất mực này. Tại Long xuyên ngài chẳng làm việc gì quan trọng, chỉ làm tuyên úy cho bệnh viện. Ngoài những giờ kinh lễ cầu nguyện sốt sắng, ngài rảo khắp bệnh viện thăm nom các bệnh nhân. Lạ lùng, ngài nói tiếng Việt rất dở, nhưng mọi người đều hiểu ngài. Có lẽ ngài nói bằng trái tim nên ai cũng hiểu. Ngài cũng dành một chút thời giờ vào chủng viện dậy tiếng Pháp cho chủng sinh. Chẳng bao giờ người ta thấy ngài xuất hiện như một vị giám mục cân đai áo mão, suốt đời chỉ như một linh mục khiêm nhường ân cần phục vụ người nghèo. 

Ước nguyện rất bình thường của ngài không được toại nguyện. Sau năm 1975, một lần nữa ngài bị trục xuất khỏi miền Nam và khỏi Việt Nam, đất nước mà ngài yêu quí muốn hiến dâng cả cuộc đời và muốn được vùi thân ở đây.  

Không rõ ngài làm gì khi trở về Pháp. Nghe nói ngài làm tuyên úy cho một trại tù. Năm 1993, khi tôi sang Pháp thì ngài đã về hưu. Chân ướt chân ráo đến Pháp, tôi muốn thăm ngài nhưng không biết ở đâu. May nhờ cha Alphongso Nguyễn hữu Long chúng tôi mới biết ngài nghỉ hưu nơi nhà các sơ Petites Soeurs des Pauvres tại phố Breteuil, rất gần Hội Thừa Sai Ba lê. Thế là chúng tôi thường xuyên đến thăm ngài. 

Thấy người Việt nam đến các sơ rất mừng, vì trí nhớ của ngài đã bắt đầu suy giảm nhưng lại  rất nhớ Việt nam. Ngài luôn nói tiếng Việt mà các sơ không hiều gì. Còn ngài thì vui mừng hết sức. Tỉnh táo, vui tươi, ngài hỏi thăm rất nhiều về Việt nam. Khi cha Phạm phúc Khánh soạn xong quyển “Lược sử giáo phận Lạng sơn”, đưa cho ngài một bản, ngài say sưa đọc và nhắc rất nhiều về Lạng sơn. Dịp kỷ niệm Ngọc Khánh Linh Mục, chúng tôi rủ nhau đến đồng tế với ngài khiến ngài rất hài lòng. 

Nhưng năm 1996, tại Pháp nổ ra cuộc đình công của Đảng Xã Hội làm tê liệt giao thông trong 1 tháng trời. TV đưa tin rất nhiều về những đòi hỏi cải cách tiền lương và chế độ xã hội, ngài sợ hãi như mất trí. Ngài luôn lo sợ hỏi: Có phải chính quyền sắp bị lật đổ không. Có lẽ ngài sợ lại bị trục xuất một lần nữa. Sau đó ngài chìm dần vào hôn mê cho đến khi qua đời vào ngày 02-05- 2001, hưởng thọ 97 tuổi. 

Dường như gặp khó khăn là số phận của các vị chủ chăn Lạng sơn. Đức Ông Maillet Bính đã chết mất xác ở đâu đó trong núi rừng Cao bằng. Vào năm 1947, ngài cùng với các cha Hào, Điền, Đề bị dẫn vào rừng. Tính ngài vốn nóng này, dọc đường có phản kháng nên ngài bị chết trước. Các cha còn lại bị dẫn đi xa hơn, chết sau nhưng cũng không tìm được xác. 

Đức cha DụĐức Cha Vinh sơn Dụ thì khỏi nói, bị quản chế 33 năm tại Thất khê. Khi được công nhận thì ngài đã yếu vì bệnh tật, nhưng cũng không được phép đi lại trong giáo phận. Năm 1990, trong cuộc họp Hội đồng Giám mục, ngài trình bầy hoàn cảnh với Thủ tướng Phạm văn Đồng. Ông Thủ tướng cấp cho ngài một giấy để chính quyền địa phương cho ngài đi lại. Nhưng lần lên Cao bằng đầu tiên, bị hạch hỏi, ngài trình giấy của Thủ tướng, nhân viên xét hỏi đã tịch thu giấy và từ đó ngài trở lại tình trạng như cũ. Về Lạng sơn, ngài gặp rất nhiều khó khăn vì Tòa Giám mục bị chiếm, muốn xây nhà thờ Chính tòa nhưng đất đai cũng đã bị chiếm và cuộc tranh chấp kéo dài khiến việc xây nhà thờ không tiến hành được. Ngài bị tai biến mạch máu não nhiều lần và chết cái chết đau đớn trong tâm tư còn bao ước vọng cho giáo phận chưa thực hiện được.

Còn các vị có liên hệ đến Lạng sơn cũng gặp không ít khó khăn. Đức cha Lãng chết sớm, khi chết trong tay vẫn còn cầm tờ báo Công giáo và Dân tộc với những bài chống đối việc phong thánh cho 117 anh hùng tử đạo Việt nam. Đức cha Ngữ về hưu sớm và tự giam mình vì biết rằng có muốn đi đâu cũng chẳng được đi. 

Nhưng nhờ những khó khăn của các vị tiền bối chịu đựng mà giờ đây giáo phận Lạng sơn được nhiều ơn lành của Chúa. Lạng sơn đang được hưởng mùa gặt vui mừng đã được gieo trong đau thương của các bậc tiền bối. Hôm nay một chút tưởng nhớ về các ngài như nén hương lòng xin các ngài tiếp tục chuyển cầu cho Lạng sơn để Chúa, qua những gian lao các ngài đã gánh chịu, đổ tràn ơn lành xuống giáo phận truyền giáo ở địa đầu đất nước này. 

 
Bản đồ GPLS
 
d
 
c
 
d
 
e

A retired archbishop in northern Vietnam praises late foreign bishops of the northernmost Lang Son diocese for bravely serving and dying for the diocese in most difficult time. This May Catholics from Lang Son diocese have been celebrating the 51th anniversary of the death of Dominican Bishops Felix Maurice Hedde Minh (his Vietnamese name) and 10th anniversary of the death of Andre Reginal Jacques My (his Vietnamese name), retired Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Ha Noi, who used to head Lang Son diocese from 1999-2007, said. His message was posted on the diocese’s website on May 16. “I am deeply moved by their plight and the experience I had with them,” said Archbishop Kiet, who stepped down from Ha Noi archdiocese due to poor health on May 13, 2010. Archbishop Kiet, who was born in Lang Son province, said Bishop Hedde Minh, the first bishop of the diocese, headed the local Church from 1929-1960. During this period wars broke out between communists and French, Japanese and the U.S. troops, he added. According to Church records, some 2,500 Catholics, priests and Religious from the diocese moved to the south in 1954 after French troops were defeated by communists at Dien Bien Phu battlefield on May 7, that year. The archbishop said Bishop Hedde Minh decided to stay in the diocese and he was isolated by communists since 1959. No one could look after him although he suffered serious illness and died on May 4, 1960. Archbishop Kiet noted no local Church leaders visited and attended Bishop Hedde Minh’s funeral. The former bishop of Lang Son quoted then government authorities as saying the dead bishop suffered a contagious disease and prevented his body from being buried at the cathedral and a Church cemetery. However, local Catholics struggled with security officials and buried him at a Church cemetery. The former bishop said God blesses Bishop Hedde Minh, whose tomb would be ruined if he was buried in the cathedral that was destroyed by bombs in 1967. Archbishop Kiet said Bishop Jacques My and two French priests were expelled by the government in 1959. The bishop moved to the south and served as a chaplain in hospitals and taught at a seminary in Long Xuyen diocese. Archbishop Kiet visited Bishop Jacques My many times from 1993 to May 2, 2001 when he died. The archbishop noted that Monsignor Marie Dominique Maillet Binh, who served the diocese 1914-1947 and three other Vietnamese priests were killed by communists in 1947 in forests and their bodies have been not found. Archbishop Kiet said Bishop Vincent Paul Pham Van Du, the first Vietnamese prelate of the diocese, was under house arrest in That Khe parish from 1960-1990. He died in 1998. “Local Catholics are deeply grateful to ancient prelates who suffered much misery when they were alive to build the local Church,” he noted. (UCAN news)

bài liên quan mới nhất

Thứ Sáu tuần IV Phục Sinh: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng