Antonio Spadaro: “Niềm hy vọng kitô giáo luôn trực tuyến, nó cảm thấy sự cấp bách cho một đáp trả, cho một gặp gỡ.”

Đức Phanxicô và linh mục Antonio Spadaro

“Vậy thì câu hỏi thực sự không phải là chúng ta nên mong chờ điều gì mà là chúng ta đã chuẩn bị cho điều gì. Đây là điểm quan trọng, nó đòi hỏi tất cả trí tưởng tượng của chúng ta. Một mặt, với tư cách là thụ tạo, chúng ta là những người có đức tin, trải nghiệm những giới hạn của mình theo hàng ngàn cách; mặt khác, chúng ta sống trong một thôi thúc khao khát sâu sắc, một trái tim bồn chồn mà phần nội tâm của thế giới không thỏa mãn đủ. Tôi thích thuật ngữ ‘khao khát’ vì nó nắm được tình huống này: nó cảm thấy thiếu (‘de-‘, tiếng la-tinh là sidera) các ngôi sao ở trên, chúng ta nhìn thấy chúng ở đó. Nhưng chính sự hiện diện tạo nên cảm giác hoài niệm”. Linh mục Antonio Spadaro

Chúng ta sống Mùa Vọng giữa lòng sốt sắng cá nhân và những gợi ý văn học. Đây là bài tóm tắt cuộc trò chuyện với linh mục Antonio Spadaro, thần học gia, nhà phê bình văn học, cựu giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo, người sẽ là thứ trưởng bộ Văn hóa Giáo dục Vatican kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2024.

Mùa Vọng là mùa chuẩn bị đón Chúa Giêsu đến. Sự chờ đợi này mang lại cho chúng ta những khả năng nào?

Linh mục Antonio Spadaro: Tôi thường tự hỏi: mình đã chuẩn bị cho điều gì? Tôi nghĩ chúng ta đã chuẩn bị cho những ước mơ của mình, cho mong chờ của mình. Nhưng ‘chờ đợi’ là một chuyện và ‘chuẩn bị’ là một chuyện khác. Ai chờ sẽ quan sát, nhưng họ có thể ngủ quên trong khi chờ. Hoặc họ mất đi căng thẳng, kiên nhẫn hoặc ý chí. Thậm chí chờ đợi có thể làm tuyệt vọng. Nhưng câu hỏi thực sự và quan trọng là câu hỏi khác: chúng ta có sẵn sàng đón nhận những khả năng mà cuộc sống đặt ra trước mắt chúng ta không? Và, nếu chúng ta là những người có đức tin, chúng ta có chuẩn bị cho Chúa đến, khi nào và như Ngài mong muốn không?

Vì vậy, câu hỏi thực sự không phải là chúng ta nên mong chờ gì mà là chúng ta đã chuẩn bị cho điều gì. Đây là điểm quan trọng, đòi hỏi tất cả trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta thường mơ về một số các ý tưởng đã được in sẵn và chuẩn bị sẵn. Nhưng giữa tưởng tượng và hoang tưởng có một khác biệt lớn, đó là một vực thẳm.

Cuộc sống của chúng ta là sự chuẩn bị cho một điều gì đó, cho một tương lai mà chúng ta không biết trước nhưng chúng ta mong muốn nhờ khả năng tưởng tượng của mình. Không có trí tưởng tượng, chúng ta không thể chuẩn bị cho cuộc sống và cũng không thể có đức tin. Nếu nói lên điều này không tỏ ra bất kính, tôi sẽ nói Chúa đến giống như quả bóng trong một trận bóng đá: bạn phải bắt nó ở nơi nó đến, chúng ta phải chuẩn bị như cầu thủ trên sân bóng.”

Giá trị chữa lành của hy vọng 

Ngày nay, người kitô hữu thấy mình chìm đắm trong thời gian trần thế, một hiện tại vĩnh cửu hay một điều vô tận vô hình, trong đó dường như không có chỗ cho kinh ngạc và ngạc nhiên. Làm thế nào để chờ Chúa?

Bởi vì chúng ta đã quen với những điều có thể xảy ra, với hiện tại vĩnh cửu của liên tục, với những chuyện hoàn toàn có thể suy luận được. Nói theo thống kê, chúng ta đã quen với những gì tâm trí chúng ta giả định, điều có thể xảy ra với chúng ta hoặc xảy ra chung chung. Chúng ta sống trong những điều có thể dự đoán được. Mặt khác, chúng ta thường thiếu trí tưởng tượng về những điều có thể, đôi khi chỉ giới hạn trong thế giới không tưởng. Chúng ta không quen sống trong những khả năng, như nhà thơ Emily Dickinson viết: “Tôi sống trong những khả năng”. Chủ nghĩa tân hiện thực phá vỡ các khuôn mẫu và mở ra cho chúng ta tưởng tượng về một thế giới khác: “Làm cho mọi thứ trở nên mới mẻ” như Sách Khải Huyền nói. Ngay cả thế giới cá nhân của chúng ta. Điều này mở ra cho chúng ta sự ngạc nhiên, ngạc nhiên trước những điều bất ngờ.

Cha nghĩ có sự khác biệt nào giữa đàn ông và phụ nữ khi họ một mình đối diện với ngày mai của họ và những người tin vào sự tái lâm của Chúa và chờ đợi Ngài trở lại không?

Với nhiều người, cuộc sống ngày nay của họ là họ háu sự no đủ, họ thích thỏa mãn những nhu cầu thoải mái trước mắt, không cần những nhu cầu cấp bách cần được cứu rỗi. Con người luôn trải nghiệm cuộc sống, nhưng thường một cách lơ đãng, ít chú ý đến những điều thú vị kỳ diệu. Câu hỏi: họ sống đắm chìm trong cái cụ thể, trong chân trời của những thứ có thể thao túng được. nhà thơ Eugenio Montale đã dùng những từ ngữ sâu đậm và biểu cảm nhất để diễn tả tình huống này trong bài thơ nổi tiếng Đừng yêu cầu chúng tôi nói chuyện (Non chiederci la parola), từ tuyển tập có tựa đề nổi bật là Xương mực (Ossi di seppia): “A người ra đi an toàn, cho người khác và cho mình một người bạn, và cái bóng của ông không lo sóng nhiệt in trên bức tường xơ xác!”

Mặt khác, những người tin vào Chúa sẽ đến, họ sẽ thấy một sự mất cân bằng huyền bí, một “khập khiễng bí ẩn”, như thần học gia Henri de Lubac đã nói. Vì, một mặt, với tư cách là tạo vật, chúng ta là những tín hữu trải nghiệm những giới hạn của mình theo hàng ngàn cách; mặt kia, chúng ta ở trong cộng đồng luôn khát khao, một trái tim không ngừng nghỉ mà thế giới bên trong là không đủ. Chúng ta sống với sự hiện diện mà chúng ta biết và cảm nhận được đang ở bên chúng ta, mặt khác chúng ta chờ đợi. Tôi thích thuật ngữ ‘khao khát’ vì nó nắm được tình huống này: nó cảm thấy thiếu (‘de-‘, tiếng la-tinh là sidera) các ngôi sao ở trên, chúng ta nhìn thấy chúng ở đó. Nhưng chính sự hiện diện tạo nên cảm giác hoài niệm.

Niềm hy vọng kitô giáo không phải là thứ chúng ta sở hữu, nhưng là một người đến với chúng ta và chiếm hữu chúng ta. Tín hữu có còn cảm nhận được sự cấp bách của cuộc gặp này, giống như những người lính gác thiếu kiên nhẫn lúc bình minh không?

Với tôi, tính cấp bách của cuộc gặp là một định nghĩa về đức tin. Nó làm cho tôi nghĩ đến một bài thơ của một nhà văn Luciano Luisi ít được biết. Một cuộc điện thoại diễn ra. Xin chào! Ai vậy? Không, không phải bạn, không phải là người mà chúng tôi muốn trả lời. Trong các câu thơ của ông, ông tự hỏi liệu mình có bịa ra “một cái tên mà mình muốn trả lời không.” Và nhà thơ lại gọi đi gọi lại, và người ta không biết đó có phải là người mà ông muốn họ trả lời hay không, những gì mình thực sự đi tìm hay tất cả chỉ là ảo ảnh, giả thuyết, phóng chiếu của một khao khát không thể được đáp lại. Người phụ nữ yêu dấu không trả lời điện thoại. Nếu có ai trả lời thì đó không phải là nàng. Và thế là nhà thơ cởi quần áo, lên giường, ông nhắm mắt lại để tự do tưởng tượng, để bịa ra người phụ nữ không có ở đó, để tự lừa dối mình.Và vì vậy, tiếng nói ham muốn của chúng ta thường bằng lòng im lặng dưới tấm chăn, ngột ngạt và trong bóng tối, thậm chí đôi khi còn dẫn đến việc tìm kiếm không đúng chỗ một cách vô nghĩa: “Anh tìm em ở nơi em không có, dù biết rằng anh không thể tìm thấy em.” Bởi vì các phụ nữ chỉ thực sự tồn tại khi chúng ta đi tìm họ. Niềm hy vọng kitô giáo luôn trực tuyến, nó cảm thấy sự cấp bách cho một đáp trả, cho một gặp gỡ. Giống như người yêu luôn nóng lòng chờ cú gọi đó. Đúng, chúng ta bị ám ảnh bởi sự chờ đợi.

religiondigital.org, Sabina Baral, 2023-12-06

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

bài liên quan mới nhất

Thứ Ba tuần V Phục Sinh: "Thầy ban bình an của Thầy cho các con"

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng