Ý nghĩa ngày lễ Thứ Sáu Tuần Thánh

Trong cử hành phụng vụ chiều Thiứ Sáu Tuần Thánh, Giáo Hội Công giáo không cử hành một bí tích nào, nhưng mời gọi chúng ta tưởng niệm cuộc Thương Khó của Đức Kitô qua ba phần chính:

+ Phụng vụ Lời Chúa.

+ Tôn Kính Thánh Giá Đức Kitô.

+ Rước Lễ.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa với cao điểm là bài Thương Khó theo Thánh Gioan, nhằm đề cao tính cách tự nguyện bước vào cuộc khổ nạn chỉ yêu nhân loại của Đức Kitô. Và hiệu quả của việc tự nguyện này là ơn cứu độ được ban cho toàn thể nhân loại không trừ một ai, khi chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho mọi thành phần và mọi nhu cầu của nhân loại.

Trong phần tôn vinh Thánh Giá, Giáo Hội mời gọi chúng ta bằng chính hành vi đức tin của mình mà tôn thờ chính Đức Kitô, Đấng đã dùng Thập Giá để chiến thắng sự dữ và giải thoát chúng ta. Như thế thập giá – là dụng cụ xử tử những người mang trọng tội – đã trở thánh Thánh Giá vì là nơi Con Thiên Chúa chịu chết trên đó. Nên người Công giáo tôn vinh Thánh Giá không phải là tôn vinh sự đau khổ nhưng là tôn vinh cuộc chiến thắng vinh quang của Đức Kitô trên đau khổ và cái chết. Nhờ cuộc chiến thắng này đã mang đến ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.

Phần rước lễ, Giáo Hội mời gọi chúng ta hiệp thông với Đức Kitô trên con đường Thương Khó của Người.

Tham dự vào cử hành phụng vụ hôm nay, cộng đoàn chúng ta không chỉ dừng lại việc tưởng nhớ nỗi thống khổ của Đức Kitô, nhưng còn phải hướng tới việc cảm tạ hồng ân cứu độ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, thống hối về những lầm lỗi chúng ta đã phạm, đồng thời dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin cho toàn thể nhân loại trong đời sống thiêng liêng cũng như trần thế.

Ngày hôm nay Giáo hội cũng mời gọi tất cả tín hữu ăn chay để tỏ lòng sám hối về những tội lỗi của mình, đồng thời ngước mắt nhìn lên Thánh Giá Chúa, nguồn ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.


THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU
DẪN VÀO NGHI THỨC
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Giáo hội tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Chúa Giêsu đã chết mà chẳng hề phạm tử tội. Bị vu oan giá hoạ tại Thượng Hội Đồng Do thái, Chúa Giêsu biết giờ của Ngài đã đến, giờ mà Ngài phải chịu chết để tôn vinh Danh Cha của Ngài: Ngài vácthập giá lên núi sọ và chịu đóng đinh ở đó.
Trong hành trình này, Giáo hội mong muốn con cái mình sống lại mối tình Thiên Chúa với con người. Tình yêu cao cả của Người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Hơn nữa, đây chính là mầu nhiệm của Tình Chúa yêu con người, mời gọi con người hãy đáp trả bằng sự cố gắng vượt qua giới hạn của chính mình, để sống tốt và loan truyền mầu nhiệm này đến với muôn dân.
Đặc biệt, chúng ta cùng theo chân Chúa trên bước đường thánh giá, để nhận ra thân phận yếu hèn và tội lỗi của mình mà sám hối, canh tân đời sống, để xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ.
Giờ đây, chúng ta cùng sốt sắng tham dự nghi thức.
PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
BÀI ĐỌC 1(Is52,13-53,12):Tiên tri Isaia mô tảchân dung về người tôi tớ đau khổ, đó là hình ảnh của Chúa Giêsu. Ngài sẽ phải chịu chết vì tội lỗi của nhân loại, để làm cho nhân loại nên thánh thiện công chính.
BÀI ĐỌC 2(Dt 4,14-16;5,7-9):Chúa Giêsu chính là mẫu gương cho nhân loại về đức vâng phục. Người đã đi đến tận cùng của sự vâng phục, để trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục Người. Mời cộng đoàn lắng nghe lời Chúa.
10 LỜI CẦU CỦA GIÁO HỘI
DẪN: Đây chính là những lời cầu nguyện có tính phổ quát để cầu nguyện cho Giáo hội hoàn vũ. Đây là những lời nhắc nhớ chúng ta về bổn phận cầu nguyện cho Giáo Hội và cho nhu cầu của Giáo hội trên thế giới đang chịu nhiều biến đổi, nhiều thử thách, nhất là những cám dỗ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo của giáo dân hôm nay.
Người dẫn linh động mời cộng đoàn:
- Xin đứng lên
- Xin mời quỳ
NGHI THỨC SUY TÔN THÁNH GIÁ
- Chuẩn bị Thánh giá (đã che phủ khăn tím) từ cuối nhà thờ
- Hai vị đại diện mang Thánh giá lên trao cho chủ tế
DẪN: Anh chị em thân mến,
Nghi thức này nhắc nhớ các tín hữu về việc sống mầu nhiệmThánh giá trong cuộc sống của người Kitô hữu. Mỗi người được mời gọi đi vào con đường mà Chúa Giêsu đã đi, phải trải qua đau khổ mới bước vào vinh quang, phải qua bĩcực mới tới hồi thái lai. Thánh giá chính là biểu tượng của niềm hy vọng mà mỗi Kitô hữu cưu mang trong suốt hành trình đức tin.
Nghi thức suy tôn Thánh giá được cử hành vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mang ý nghĩa: Chúa Kitô đã vì nhân loại dâng  hiến chính bản thân mình trên thập giá, để đền thay tội lỗi của nhân loại, hầu cứu nhân loại khỏi chết đời đời. Mỗi khi nhìn lên Thánh giá, người Kitô hữu được mời gọi: Chết cho tội lỗi và sống cho Thiên Chúa, để nắm chắc hy vọng được hưởng ơn cứu độ Chúa dành cho.
Giờ đây, mời cộng đoàn tham dự cử hành này.
Đàn dạo vài nốt để chủ tế xướngĐây là cây thánh giá, nơi treo Đấng cứu Độ trần gian (chủ tế đồng thời cởi tấm khăn phủ thánh giá từ đầu, hai tay và chân)
Cộng đoàn đáp: Chúng ta hãy đến thờ lạy
Chủ tế xướng ba lần mỗi lần giọng cao hơn…
DẪN: Chúng con xin kính mời quý Cha, quý Soeurs, quý Thầy, các vị Tông đồ, Ban Hành Giáo và Đại diện các khu vàcác đoàn thể hôn kính Thánh giá. Còn phần cộng đoàn, chúng con kính xin quý vị hôn kính Thánh giá sau Phần Hiệp Lễ. Xin chân thành cám ơn!
NGHI THỨC RƯỚC LỄ TRỌNG THỂ
DẪN: Trong ngày thứ sáu tuần thánh, Giáo hội không cử hành thánh lễ cũng không cử hành bất cứ Bí tích nào trừ Bí Tích hoà Giải, Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân và đem Mình Thánh Chúa cho kẻ liệt. Cho nên, ban đầu, Mình Thánh Chúa chỉ dành cho kẻ liệt và bệnh nhân không thể tham dự tuần thánh này. Với ý nghĩa ưu việt đó, chúng ta hãy nhìn nhận thân phận hèn yếu và đầy tội lỗi của mình để xứng đáng lãnh nhận Mình Thánh Chúa cho nên.
Sau lời nguyện hiệp lễ, chủ tế thinh lặng rời bàn thờ, còn những người giúp lễ dọn khăn bàn thờ, bàn thờ để trống đến lúc Canh Thứ Vượt Qua. Sau khi cộng đoàn hôn chân Thánh giá, giúp lễ tiến ra dọn Thánh giá để trên bàn thờ cùng với nến sáng hai bên.

bài liên quan mới nhất

Suy niệm thứ Bảy tuần Thánh: Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng