Ông luôn đến trễ, nhưng không như Trump, Putin biết rành đường đến Vatican

Nhưng ngược với Trump, Putin biết rành đường đến Vatican dù ông luôn đến trễ so với lịch trình. Đây là chuyến đi thứ sáu gặp một giáo hoàng của ông: hai lần với Đức Gioan-Phaolô II, một lần với Đức Bênêđictô XVI và ba lần với Đức Phanxicô (tháng 11 năm 2013, tháng 6 năm 2015 và tháng 7 năm 2019).

Tuyên bố ngắn gọn của văn phòng báo chí Tòa Thánh vào cuối buổi hội kiến đã nêu ra các vấn đề quan trọng của Giáo hội công giáo Nga, về môi sinh và “một số vấn đề quốc tế hiện nay, đặc biệt liên quan đến Syria, Ucraina và Venezuela”.

Vatican đã nói chuyện với Putin về ba bối cảnh – Châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ Latinh – như đã nói chuyện với Mỹ vài năm trước đây. Trong một bối cảnh ngược với các giáo hoàng trước đây, với Vatican, về mặt địa chính trị, nước Nga quan trọng hơn Mỹ, với Ucraina, Trung Đông (Syria, nhưng cũng là căng thẳng giữa Mỹ và Iran), quan hệ với chính thống và giấc mơ về chuyến tông du đến Maxcơva.

Đức Phanxicô nói chuyện với tất cả mọi người: với Donald Trump và Vladimir Putin, với Nicolás Maduro và tổng thống Iran Rouhani, với Raul Castro và các tướng lĩnh của chính quyền ở Myanmar, Đại giáo sĩ Imam Ahmed el-Tayeb của Al-Azhar ở Cairo và hoàng tử Abu Dhabi, Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan.

“Suy nghĩ cởi mở” của giáo hoàng Dòng Tên có nghĩa là phi tập trung hóa quyền lực, bao gồm cả quyền lực chính trị. Đó là sự từ chối của bất kỳ chủ nghĩa trục lợi chính trị nào, ngài ủng hộ chủ nghĩa đại kết nội bộ nhưng cũng liên tôn giáo và chính trị, suy nghĩ này đòi hỏi Đức Phanxicô phải đối thoại với mọi người và với bất cứ ai nhưng không ràng buộc với ai.

Điều này cũng có nghĩa là tránh cho Giáo hội phải liên minh chiến lược với các nhà lãnh đạo chính trị hoặc quốc gia, kể cả những người cho rằng họ là đồng minh tự nhiên của kitô giáo và Giáo hội. Đức Phanxicô vừa bác bỏ lý thuyết “có đụng độ của các nền văn minh”, vừa bác bỏ ý tưởng về Giáo hội là nơi ẩn náu ý thức hệ chống lại cơn sốc giữa sự quay về với Chúa và các tôn giáo trên sân khấu thế giới và với tình trạng thế tục hiện đại ở bán cầu Tây phương.

Điều này làm cho triều giáo hoàng Đức Phanxicô gặp bất trắc về mặt chính trị. Cả sự xâm lược độc đoán của nền dân chủ Nga và sự chuyển đổi chế độ cộng sản Trung quốc sang chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhà nước kiểm soát tôn giáo: sự chuyển đổi này của kẻ thù ý thức hệ lịch sử và địa chính trị của thế kỷ 20 mang lại cơ hội cho giáo hoàng (như thỏa thuận lịch sử với Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018) nhưng cũng có nguy cơ bị thao túng, và Vatican nhận thức rõ điều này.

Chẳng hạn, trong những tháng gần đây, tạp chí Dòng Tên Văn minh Công giáo (La Civiltà Cattolica) đã cho thấy cách mà Đức Phanxicô quan tâm đến mối đe dọa của chủ nghĩa mị dân đối với châu Âu, cũng nuôi dưỡng ý thức hệ-quốc gia tôn giáo ở Nga.

Dù có cuộc xâm lược Ucraina và hậu quả của cuộc xung đột này cũng ở cấp độ giáo hội cho cả người công giáo lẫn người chính thống giáo, Đức Phanxicô đã mở ra với Nga (bằng chứng là ba cuộc họp với Putin và cuộc gặp gỡ ngoại hạng  đầu tiên với Thượng phụ Maxcơva Kiril ở Cuba vào tháng 2 năm 2016). Điều này cho thấy sự phức tạp của tình hình quốc tế đối với Đức Phanxicô. Một mặt, Nga có mục tiêu bành trướng rõ ràng qua các căng thẳng thấy rõ trong những tuần qua với Georgia, mười một năm sau cuộc chiến mùa hè năm 2008.

Mặt khác, Đức Phanxicô phải đối diện với các cơn gió bất lợi về chính trị ở châu Âu và đặc biệt là ở Ý; về mặt chính trị, từ đầu triều giáo hoàng của ngài đến nay, ngài đã “thua” ở châu lục của mình, tại Châu Mỹ La Tinh nhiều nước đã chuyển qua tay các nhà lãnh đạo cánh hữu cực đoan (như ở Brazil) hoặc mị dân nhưng lại không có dân (như ở Venezuela ).

Nhưng trường hợp của Nga đưa ra một số mâu thuẫn điển hình của tình hình toàn cầu mà Đức Phanxicô phải đối diện: Putin là anh hùng của những người theo chủ nghĩa dân tộc chống Đức Phanxicô và những người ở châu Âu cũng như ở các nơi khác thấy ngày cuối của thứ trật tự do – như Putin đã giải thích trong cuộc phỏng vấn quan trọng với báo Financial Times cách đây vài ngày. Tầm nhìn của ông về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, về vấn đề di cư rất xa với quan điểm của Đức Phanxicô.

Nỗ lực của Putin để biến Giáo hội Chính thống thành công cụ của nước Nga thời tân-đế quốc về ý thức hệ “Russkij Mir” (một ý tưởng phổ quát về “thế giới Nga”) trái ngược với tầm nhìn hậu Constantinoble của Đức Phanxicô về mối quan hệ giữa Giáo hội và quyền lực chính trị.

Tuy nhiên, đồng thời, Nga tiếp tục là điểm tham chiếu chính của giáo hoàng, cả về thần học và địa chính trị. Sự khác biệt chính từ thời Ostpolitik giữa thập niên 1960 và 1980 là các thách thức chống lại thông điệp của Giáo hội về dân chủ và nhân quyền, không chỉ đến từ bán cầu cộng sản hay từ các vũ trụ tôn giáo khác, mà còn đến từ giới kitô giáo và công giáo ở bán cầu tây phương.

Đức Phanxicô không tạo ra các dàn xếp chính trị mới cho Giáo hội – không phải ở Ý cũng như không ở quan điểm toàn cầu – nhưng ngài giải thể công giáo khỏi sự dàn xếp của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, không còn nhân danh chống chủ nghĩa cộng sản nhưng bảo vệ các “giá trị không thể thương lượng”.

Sự thay đổi định hướng thần học do Đức Phanxicô mang lại và sự sụp đổ đạo đức ở nước Mỹ của Trump đã tạo ra một tình trạng rất khác với tình trạng của thế giới sau năm 1945 và sự mở rộng của nó sau ngày 11 tháng 9 năm 2001. Vì theo bản đồ địa chính trị công giáo của giáo hoàng Achentina Dòng Tên, thì Nga vẫn là một cường quốc toàn cầu, dù cường quốc này của Vladimir Putin.

Massimo Faggioli, giáo sư thần học và tôn giáo học, Đại học Villanova
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch từ huffingtonpost.it

bài liên quan mới nhất

Thứ Sáu tuần VII Phục Sinh: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ và chiên con của Thầy”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng