Nỗi sợ Địa ngục

Địa ngục chỉ có thể là triển nở cho sự kiêu ngạo và ích kỷ, qua thời gian dài, đã làm méo mó tâm hồn hoàn toàn đến nỗi xem hạnh phúc là bất hạnh và ngang ngược khinh miệt nhưng con người hạnh phúc. Nếu bạn có hơi ấm tâm hồn ở đời này, bạn chẳng phải sợ sẽ có một bất ngờ khủng khiếp chờ đợi mình ở thế giới bên kia, kiểu như lỡ trong một lúc nào đó bạn ngơ ngẩn và lỡ mất con thuyền qua suối vàng, khiến mọi chuyện trở nên sai lầm trầm trọng.

Nhưng thật đáng buồn cho nhiều người chúng ta, giáo lý và những lời giảng nghe được lúc còn nhỏ, đôi khi dựng lên trong chúng ta ý niệm rằng bạn có thể lỡ mất con thuyền và không còn đường quay lại. Bạn có thể sống đời mình trong chân thành, căn bản là lương thiện, tương đối công bằng với người khác, cố gắng hết sức với những yếu đuối của mình, có những chuyện vui vẻ và hạnh phúc trong đời, rồi chết đi và thấy rằng một tội lỗi nào đó bạn từng mắc phải, thậm chí là không biết mình từng mắc phải, có thể khiến bạn rơi xuống địa ngục và không còn cơ hội hối cải. Giờ chết là cơ hội cuối cùng để thay đổi mọi chuyện, sau giờ chết sẽ không còn một cơ hội nào nữa, dù cho bạn có mong mỏi sám hối đến thế nào. Nhưng đó không phải sự thật. Chúng ta bị dựng lên trong đầu nỗi sợ cái chết và đời sau.

Nhưng, dù cho khái niệm này có tác dụng thực tiễn thế nào, dù cho nó có thực sự khiến người ta ngập ngừng trước cám dỗ bởi sợ sa vào hỏa ngục, thì về căn bản khái niệm này sai lầm và không thể dạy nó nhân danh Kitô giáo được. Tại sao lại thế? Bởi nó đi ngược lại Thiên Chúa và những chân lý thâm sâu mà Chúa Giêsu đã mặc khải. Chúa Giêsu dạy rằng có địa ngục và ai cũng có khả năng sa vào đó. Nhưng địa ngục mà Chúa Giêsu nói không phải là một nơi chốn hay tình trạng, lúc người ta nài xin một cơ hội cuối cùng, chỉ xin thêm một phút trong đời để làm một hành động ăn năn hối hận, nhưng Thiên Chúa lại khước từ. Thiên Chúa hiện thể và mặc khải trong Chúa Giêsu, là Thiên Chúa luôn mãi mở ra cho sự ăn năn, luôn mãi chờ đợi chúng ta trở về từ những nẻo đường hoang đàng.

Với Thiên Chúa, chúng ta không bao giờ hết cơ hội. Bạn có thể hình dung Thiên Chúa nhìn một con người ăn năn, mà nói rằng: ‘Xin lỗi! Với con, đã quá muộn rồi! Con đã có cơ hội! Đừng xin thêm nữa!’ Chúa Cha không như thế.

Nhưng các Phúc âm lại có thể khiến chúng ta có ấn tượng như thế. Ví dụ như, dụ ngôn về người giàu làm ngơ người nghèo trước cửa nhà mình, rồi ông chết và vào hỏa ngục, còn người nghèo Lazarô giờ ở trên thiên đàng trong lòng của Abraham. Giày vò trong địa ngục, người giàu xin Abraham sai Lazarô cho ông ít nước, nhưng Abraham trả lời rằng có một khoảng trống không thế kết nối giữa thiên đàng và địa ngục, và không ai từ bên này qua bên kia được. Đoạn này cùng với lời cảnh báo của Chúa Giêsu trong dụ ngôn tiệc cưới, là một sự chấm dứt bất di bất dịch, khiến dẫn đến một hiểu lầm chung rằng, có một điểm một đi không trở về, một khi vào địa ngục là quá trễ để ăn năn.

Nhưng đó không phải là lời dạy trong những đoạn văn này cũng như trong những lời Chúa Giêsu cảnh báo phải ăn năn sám hối. Khoảng trống không thể kết nối mà dụ ngôn người giàu và Lazarô, là môt khoảng trống không bao giờ kết nối trong đời này giữa người giàu và người nghèo. Và nó vẫn còn không thể kết nối, là bởi sự ngoan cố, không biết động lòng, thiếu ăn năn, chứ không phải bởi Thiên Chúa hết kiên nhẫn mà nói rằng: ‘Đủ rồi! Không còn cơ hội nào nữa!’ Nó vẫn không thể kết nối là bởi, chúng ta theo lề thói mà bám chặt vào những đường lối không thể thay đổi tâm hồn và có sự ăn năn thật.

Dụ ngôn người giàu và Lazarô thực sự rút ra từ một câu chuyện Do Thái cổ hơn nữa, minh họa sự ngoan cố này: Trong dụ ngôn Do Thái, Thiên Chúa nghe lời kêu xin của người giàu từ địa ngục xin một cơ hội thứ hai, rồi ban cho ông toại nguyện. Người giàu, giờ có những giải pháp mới, trở lại cuộc đời, và đi thẳng đến chợ, mua thức ăn chất đầy xe. Trên đường về nhà, ông gặp Lazarô. Lazarô xin người giàu một ổ bánh. Người giàu nhảy khỏi xe và đưa cho Lazarô một ổ, nhưng bởi đó là một ổ bánh lớn, nên cái tôi cũ của ông bắt đầu phản ứng. Ông bắt đầu suy nghĩ. ‘Người này không cần cả ổ bánh lớn! Tại sao không đưa cho nó một phần thôi! Và tại sao lại đưa bánh mỳ mới, ta có thể cho nó bánh mỳ khô mà!’ Ngay lập tức, người giàu thấy mình rơi xuống hỏa ngục. Ông ta không thể kết nối qua được khoảng trống đó.

Kathleen Dowling Singh nhận định rằng khi tạo ra một loạt những sự thu hẹp về tinh thần, là chúng ta đang tạo ra nỗi sợ cái chết cho mình. Và đời sau cũng như vậy. Khi tạo ra một loạt những sự thu hẹp về thần học, là chúng ta đang tạo ra nỗi sợ địa ngục của mình.

Ron Rolheiser | Our Fear of Hell

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

bài liên quan mới nhất

Dấu ấn Tình Yêu

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng