Một cân nặng của vĩnh cửu

Từ thế hệ này qua thế hệ khác, họ giúp chúng ta chú giải lại những gì đã nói từ 2000 năm nay, nhưng với những chữ, những hiểu biết đã lãnh hội được. Nhờ những người đưa đường được quan phòng này, chúng ta được học lại để trả lời cho mệnh lệnh của Thánh Phêrô: tính sổ lại cho đức tin và đức cậy có trong lòng chúng ta. Mang lại sức mạnh và tính thích đáng của nó mà quá thường khi bị thói quen phủ bụi lên.

Đó là những người như René Girard, Michel Henry, Marcel Légaut hay Maurice Zundel, những người cùng thời với chúng ta. Còn có những người khác nữa. Nhờ họ mà lời hằng sống tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, nhưng không bao giờ trở thành một ngôn ngữ chết. Khi khám phá một tân “người đưa đường”, có một cái gì trong lòng chúng ta rung động, như một niềm vui tinh tuyền.

Để đưa ra một ví du gần đây: tôi vừa đọc một quyển sách nhỏ vừa xuất bản đầu mùa hè: Người gác đêm, nhưng đâu là đêm tối? Tập sách nhỏ về hy vọng cho người đương thời (Veilleur, où en est la nuit? Petit traité de l’espérance à l’usage des contemporains, Cerf).

Tác giả Adrien Candiard là tu sĩ Dòng Đa Minh 34 tuổi, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm và Khoa học Chính trị Paris. Cha sống ở Ai Cập và làm việc ở Viện Nghiên cứu Đông phương Dòng Đa Minh. Báo Đời sống đã đăng các bài viết xuất sắc của cha về hồi giáo. Quyển sách nói trên, dù ngắn, nhưng là quyển sách rất thiết yếu. Cha đưa ra một vài khái niệm về đức tin, nhất là về “đời sống vĩnh cửu”. Khi chúng ta nhắc đến đời sống vĩnh cửu để tái khẳng định đức tin của mình, chúng ta luôn hơi bối rối. Vĩnh cửu? Bất tử? Khái niệm này đúng thật là gì, từ các triết gia thời Athena của Hy lạp, khái niệm này đã làm cho người vô thần giễu cợt? Hẳn nhiên nó rất nên thơ, nhưng ý nghĩa cụ thể là gì?

Dưới mắt của Adrien Candiard, đây không phải là một “lời hứa” để an ủi mà chúng ta sẽ được hưởng sau khi chết. Cha nói thêm, Thiên Chúa của chúng ta không phải là người của những mơ mộng viễn vông. Vĩnh cửu tồn tại trong thế giới thực. “Nó không phải là chuyện phải chờ: nó đã được trao ban và điều khó khăn duy nhất là phải chấp nhận ơn ban này.”

Sự đổi mới dù rất nhỏ của công thức này có vẻ như không là gì. Nhưng trên thực tế, nó giúp mang lại tất cả ý nghĩa của nó về khái niệm đời sống vĩnh cửu. Nó không còn là một “phần thưởng” trẻ con. Nó không bắt đầu sau cái chết, nhưng ngay ngày hôm nay. Sống đời sống vĩnh cửu là “sống mà đặt đời sống vĩnh cửu trước tiên, trước điều cấp bách, trước tất cả những gì có vẻ như quan trọng đối với chúng ta ngay lúc này”.

Cha có lý khi đề nghị tiếp đó nhận xét ngây ngô nhưng không hẳn là ngây ngô: “Đời sống của chúng ta sẽ thay đổi nếu chúng ta biết sắp đặt lại các thứ tự ưu tiên theo cân nặng của tinh thần vĩnh cửu trong các hoạt động của chúng ta: tham vọng, lo kiếm tiền, muốn được nhận biết nhưng nhanh chóng nhận ra mình ở chỗ thấp nhất.” Tôi thú nhận đã rất xúc động khi đọc các lời giải thích của linh mục Dòng Đa Minh trẻ này.

“Cân nặng của vĩnh cửu trong các hoạt động của chúng ta” có nghĩa là gì? Đó là biến đổi những gì đến với chúng ta – dù trong các biến cố khó khăn – thành dịp để yêu thương, để hạnh phúc.

lavie.fr, Jean-Claude Guillebaud

Marta An Nguyễn (phanxicovn) chuyển dịch

bài liên quan mới nhất

Thứ Sáu tuần VII Phục Sinh: “Con hãy chăn dắt các chiên mẹ và chiên con của Thầy”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng