Lòng hiếu khách là một trong những trụ cột của linh đạo dòng Benedictine (Biển Đức). Thánh Benedict (Biển Đức) dạy rằng chúng ta nên tiếp đón mọi người, không có ngoại lệ, như chính Chúa Kitô. Tuy nhiên, mặc dù tôi đã gần đến ngày thực hiện lời cam kết vĩnh viễn của mình như một phần tử (Dòng Ba) của Thánh Biển Đức, tôi vẫn cần học bài học này. Và tôi đã học được bài học đó một cách khó khăn!

Cơ hội của tôi xảy đến vào ngày Lễ Đức Mẹ Guadalupe vào tháng 12 năm 2013. Sau bữa ăn tối, tôi vừa định ngồi xuống để suy niệm thì chuông cửa reo. Tôi cần phải đi để gặp gỡ Hội Lêgiô Maria một chút, nhưng tôi liếc qua lỗ nhìn trước cửa. Trông giống như một thành viên của nhóm Legiô, Jack. Nhưng anh ta sống cách xa khu phố của tôi theo hướng ngược lại. Chuông báo động, tôi mở cửa.

Thay vì Jack, có một người lạ cao lớn, khoảng hơn ba mươi hay bốn mươi tuổi, với những nét đặc trưng tương tự. Mặc dù thời tiết lạnh lẽo, anh ta chỉ mặc một chiếc áo sơ mi dài tay và một cây thánh giá vàng bắt được ánh sáng ngoài hành lang. Hai cánh tay buông thõng xuống, như đợi chờ và hai bàn tay anh trống không – không có tờ giới thiệu Nhân Chứng Giêhôva[1]. Anh mỉm cười chờ đợi qua cái cửa kính bão. Hình như anh đang đợi tôi mở cửa và mời anh vào.

Xin Vui Lòng Trở Lại”. Tôi chết lặng. Đây không phải là Jack! Tất cả những gì tôi có thể làm là mỉm cười một cách hối lỗi và ra hiệu cho anh ta đi với những cánh tay đang run rẩy. Thay vì rời đi, anh cười lớn hơn. Bắt chước cử chỉ của tôi, anh ấy trêu chọc: “Cái gì đây? Ngôn ngữ cử chỉ? Tôi có thể làm điều đó”. Cảm thấy ngu ngốc, tôi lắc đầu và đóng cửa lại. Khi cửa đóng rồi, tôi nghe anh ta nói: “Cảm ơn sự hiếu khách của anh!” Ối. Tôi cũng có thể đã đóng sầm cửa vào mặt anh ta.

Tôi sợ điều gì? Sợ bị trì trệ một việc gì đó trong lịch trình của tôi? Hay sợ bị yêu cầu làm điều gì đó bất tiện? Xấu hổ, tôi mở cửa để gọi anh ta lại, nhưng đã quá muộn. Người lạ đã đi, không để lại thẻ gọi điện thoại hay tờ bướm nào trong tầm mắt. Tôi cố gắng tiếp tục suy gẫm, nhưng nhịp điệu của tôi đã tắt và lời cầu nguyện của tôi: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến” vang lên cách rỗng tuếch. Dường như Chúa đã đến nhưng tôi đã không tiếp đón Người.

Tôi quyết định dừng suy niệm và qua nhà Nguyện chầu Thánh Thể trước khi tham dự cuộc họp. Ở đó, tôi đọc và đọc lại đoạn sách suy niệm “Tôi Khát” của Mẹ Têrêsa. Viết trong tiếng nói của Chúa Giêsu, tiếng nói ấy vang lên: Đối với Ta, không có ai trong toàn thế giới này quan trọng hơn con. Ta khát khao con. Cảm thấy hối hận, tôi tự hỏi: “Chúa Giêsu có thực sự khát khao một tội nhân như tôi không?” Đối mặt với Mặt Nhật (Thánh Thể), tôi thì thầm, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến, xin hãy trở lại với con”. Nhưng đã đến giờ tôi phải đi họp.

Một Cơ Hội Thứ Hai. Khi tôi vội vàng dừng xe hơi, một người đàn ông trung niên mang một bó hoa hồng đến gần. Anh ấy hỏi tôi một câu hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha. Mỉm cười xin lỗi, tôi giải thích rằng tôi không nói tiếng Tây Ban Nha. Thành thật mà nói, tôi rất biết ơn với lý do để tránh cuộc trò chuyện. Nhưng sau đó anh ta hỏi bằng tiếng Anh hoàn hảo rằng không biết tôi có thể chỉ cho anh nơi nào có thể lấy nước cho những bông hoa (chắc chắn những bông hoa đó sẽ được đưa đến nhà thờ vào ngày Lễ của Đức Mẹ).

Bị mất cảnh giác, tôi lắc đầu và lặp lại: “Tôi không nói tiếng Tây Ban Nha”. Bây giờ đó là một sự từ chối không thể tha thứ và thật phi lý. Khi tôi quay đi, anh ta nói một cách trách móc: “Tôi nói tất cả các ngôn ngữ”. Lại tàn nhẫn. Tôi muốn quay lại và cầu xin một cơ hội khác, nhưng tôi biết đây là cơ hội thứ hai của tôi và tôi lại bỏ lỡ mất lần nữa. Xấu hổ, tôi chạy đến cuộc họp của tôi.

Tại sao tôi chẳng hữu ích gì? Tôi đã có thể đề nghị các phòng vệ sinh trong tòa nhà nơi tôi đang đứng đầu. Tôi suy nghĩ điều này trên đường về nhà và nhận ra rằng tôi đã gắn bó với lịch trình của mình. Nhưng có lẽ còn nhiều hơn thế. Tất cả những tội lỗi nhỏ bé của tôi cảm thấy bị phóng đại trong ánh sáng của sự thờ ơ của tôi đối với những người mà Thiên Chúa đã sai đến trên con đường của tôi. Thay vì cố gắng làm dịu cơn khát của họ hoặc đáp ứng nhu cầu của họ, tôi đã chỉ lo lắng về bản thân mình. Đậu xe trên đường lái xe của tôi, tôi đã khóc vì sự chai cứng của trái tim mình.

Giữa Cái Lạnh của Mùa Đông. Khi bước vào nhà, tinh thần của tôi được nhấc bổng bởi sự bất ngờ. Con gái tôi đã giăng đèn Giáng sinh ở tiền sảnh và thêm một bông hoa lễ hội vào một chiếc bình gần như trống rỗng. Đó là một bông hồng đỏ không tì vết với một cái đầu tuyệt đẹp của những cánh hoa mượt mà!

Con gái tôi thú nhận rằng một người phụ nữ đã đánh rớt hoa hồng ở ga tàu điện ngầm. Trước khi con gái tôi có thể trả lại, người phụ nữ đã biến mất vào đám đông ngay giờ cao điểm. “Đừng lo” tôi bảo cô bé “Ba chắc chắn rằng hoa hồng chào đón sự hiếu khách của chúng ta”. Tôi rất biết ơn cơ hội thứ ba đã được trao tặng cho tôi.

Hoa hồng này, xuất hiện vào một đêm mùa đông lạnh lẽo, nhắc tôi nhớ đến bài thánh ca Mùa Vọng xưa “Lo, Rose E’er Blooming” Hoa hồng trong bài hát là biểu tượng của Hài Nhi Chúa Giêsu, mọc lên từ gốc Jesse. Việc chăm sóc cho hoa hồng bỗng nhiên có ý nghĩa lớn hơn. Trong vài tuần tới, tôi sẽ tưới nước cho nó thật tốt và tiếp tục tận hưởng vẻ đẹp của nó.

Tôi cũng đã trở thành một đầy tớ tốt hơn. Tôi bắt đầu đảm bảo không bỏ qua những cơ hội để tiếp đón người khác như Chúa Kitô. Tôi bước lên trong trường hợp khẩn cấp để hướng dẫn cuộc gặp gỡ của Hội Lêgiô Maira trong lần kế tiếp. Tôi đã cho một giáo dân một chuyến đi từ nhà đến tham dự Thánh Lễ trong một trận bão tuyết bất ngờ. Tôi thậm chí còn cầu chúc cho một nhân viên tiếp thị một buổi tối may mắn, mặc dù cô ấy đã làm gián đoạn thời gian cầu nguyện của tôi.

Bông Hồng Nở Quanh Năm. Vào ngày Chúa Nhật Lễ Hiển Linh (Ba Vua), ngày của cam kết cuối cùng của tôi như là một phần tử Dòng Ba Biển Đức, hoa hồng vẫn còn đáng yêu. Nó được bảo quản cẩn thận sau vài tuần. Tôi vẫn cảm thấy bị sợ hãi với lời hứa Dònh Biển Đức để cống hiến bản thân mình cho việc phục vụ Thiên Chúa và những người khác. Nhưng bây giờ tôi đã sẵn sàng để thực hiện cam kết của mình. Tôi cảm thấy rằng Chúa Giêsu “Hoa hồng tươi nở quanh năm” vô cùng khát khao tôi. Và Người sẽ tiếp tục cho tôi cơ hội để “cho Người nước” dưới nhiều hình thức khác nhau.

Donna Marie Klein sống ở Maryland.

Theo The Word Among Us
Advent 2018 Issue
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

[1] Nhân chứng Giêhôva là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Kinh Thánh Ki-tô giáo.

bài liên quan mới nhất

Thứ Ba tuần VII Phục Sinh: “Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con Cha”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng