Bạn trẻ lữ hành với Chúa Giêsu

Các bạn trẻ thân mến,

Nếu lịch sử trần gian này mà cứ để kệ con người tự xoay xở lấy và tự xây đắp cho mình, cuộc đời mình với xã hội, với nhân loại, thì muôn đời cứ cái tháp Babel xảy đến mãi. Công cuộc con người cố gắng liên kết với nhau xây dựng để rồi một lúc nào đó, té ra có một cái căn bản giữa lòng với lòng là con người không hòa hợp với nhau; mà một khi không hòa hợp với nhau thì chỉ còn có thể chà đạp và phá hủy nhau. Vậy thế lại một tháp Babel được xây lên; cái tháp Babel ấy chúng ta vẫn thấy nhan nhản ở trong nhân loại này.

Thiên Chúa mời gọi con người lên đường

Nhưng mà rồi có một lần Chúa đã can thiệp, Ngài đã dính líu vào đời sống riêng tư của một người và người đó đã lên đường. Từ con người đó, khuôn mặt đó, Thiên Chúa đã không bao giờ tách rời với lịch sử nhân loại được (khuôn mặt của Abraham). Thiên Chúa thiết thân đã bước vào trong cuộc sống trần gian, hình thành một dân, dân đó cứ sinh sôi nảy nở lớn lên dần qua những thăng trầm biến cố lịch sử, lúc thừa sống thiếu chết, để rồi cuối cùng được một mảnh đất cỏn con. Mảnh đất đó là phần gia nghiệp của Thiên Chúa.

Nhưng là phần gia nghiệp cách thế nào? Bởi vì khi ở trên mảnh đất cỏn con của mình, thì té ra những người đó được Chúa dẫn đưa thật, vẫn thế nào đó, vẫn như thể là có một cái gì phản trắc và bội nghịch với Ngài. Cho nên chúng đã là lịch sử của cả một dân tộc mà Chúa đã chọn. Dân riêng của Chúa – dân Israel.

Rồi chúng ta thấy cái gì? Chúng ta thấy giữa những chao đảo của cuộc sống và tất cả những cái chúng ta phải đương đầu lấy mà tự bảo vệ lấy đời của mình, thì lòng tin của Dân đó cứ dần dần chia làm nhiều nẻo, nhiều ngả. Một số nghĩ rằng: Mình càng làm công việc đạo đức và càng giữ nghiêm khắc một vài cái luật lệ bên ngoài, thì càng bảo đảm Thiên Chúa đứng về phía mình. Và Ngài sẽ chúc lành cho mình. Từ đó trở đi cứ mường tượng cái thế giới mà mình có thể mặc cả với Thiên Chúa được ngang qua các việc đạo đức, ngang qua một ít luật phải giữ mà chúng ta gọi là nghi lễ. Một số khác nhận ra những chao đảo của thế lực chung quanh, đế quốc Aicập, đế quốc Ba tư, đế quốc Babylon, đế quốc Hylạp, đế quốc Rôma, tất cả đêu bao vây tứ phía. Những người sống trong Dân đó cảm thấy như không được bảo đảm ở trong Thiên Chúa. Như vậy thì lòng tin không bỏ Ngài, nhưng bắt đầu đi kiến tạo và xây dựng cho mình một thế đứng khác, là một sự chìa tay, một sự bắt tay với tất cả các thế lực của các đế quốc, của trần gian này.

Sự lựa chọn của con người giữa lịch sử trần gian

Để làm gì? Để mong hy vọng và bảo đảm cho chính mình do sự khôn ngoan tinh tế và do cái cách luồn lách; cũng như là nghĩ rằng khôn thì sống, mống thì chết. Cho nên Thiên Chúa thì không bỏ nhưng mà thực tế ở trong nội tâm của cuộc đời của một số đám đông Dân đó, thì đã bắt đầu đi vào những chìa tay, những ngóc ngách. Để rồi cuối cùng chỉ nhận ra rằng “chính mình mới là bảo đảm cho mình”.

Cho nên vào lúc ôn lại lịch sử đó, Thiên Chúa ngang qua ngôn sứ của Ngài là Ezêkiel và Jêrêmia đã nhắc lại sai lầm căn bản đó. Dân ta đã làm hai điều sai lạc, ấy là chúng đã bỏ Ta mạch suối hằng sống để tự đào cho mình những bể nước.

Nhưng than ôi! Những bể nước đó rò rỉ hết, đổ bao nhiêu vào cũng không vừa. Một lời của thề trên Dân của Ngài qua các lời trách đó cứ dần dần đọc thêm vào lịch sử. Té ra là tình trạng của một con người mà không tin hoàn toàn vào Thiên Chúa thì nó tương tự như người ăn ở hai lòng, mất nết. Vì thế cho nên Thiên Chúa tóm lại trong lời oán trách.

Thứ nhất: bỏ Ngài.

Thứ hai: Tự dựa vào chính mình, và có thể bảo đảm cho mình trong cái hạnh phúc trần gian, mà mình nghĩ rằng phải khôn khéo, phải làm hết cách này đến cách nọ thì mới có thể bảo đảm cho mình.

Vậy hai dòng này trong lịch sử của Dân cứ thế song song đi mãi mới nhau. Và dần với kinh nghiệm của lịch sử, đã hình thành một lối sống, đúng hơn là một thái độ tâm hồn; theo sách Thánh gợi ý là tâm hồn mà Chúa để tâm và nhìn vào. Đó là tâm hồn người NGHÈO.

Khát vọng vô biên cho người nghèo

Người nghèo, người anawim trước tiên là gì?

Những người không thể nhận vào việc đạo đức của mình mà nghĩ rằng đó là một bảo đảm. Nhưng những người đó cũng không đành lòng để cho mình dựa vào những khôn ngoan quỷ quyệt và những bắt tay hết chỗ này chỗ kia qua những thế lực của trần gian; bởi nghĩ rằng đó là điều tốt lành cho mình. Cho nên như thể Thiên Chúa hun đúc dần và từ dân đó đúc kết lại một thái độ sống rất lạ lùng mà sách Thánh gọi là “người nghèo”.

Vậy cuối cùng người nghèo là cái gì?

Họ chính là những người biết rằng cái lịch sử trần gian và cái lịch sử của mình không hề có một cái gì là bảo đảm, là vĩnh cửu. Người đó biết rằng: tất cả những cái mình có nó không là nền tảng để làm cho mình có thể tồn tại và thách đố được với tất cả cái biến động của trần gian này; mặt khác, con người đó cũng không đánh mất cái khát vọng vô biên ở nơi cõi lòng mà Chúa đã dựng nên và cõi lòng đó không thể ổn định được, dù có thể che khuất vào đó một chốc lát bằng những cái mánh lới này nọ bằng những cái vui, bằng những thủ đoạn, thì vẫn cảm thấy ở nơi mình một sự bỏ ngỏ và trống rỗng.

Cái đích thực của người tin

Và từ cái kinh nghiệm thiêng liêng đó mà chúng ta nói cái thế giới của những lớp người nghèo xuất hiện ở trong sách Thánh. Và vì cảm nhận ra cái mong manh của mình và cái khát vọng vô biên hướng về AI ĐÓ. Dần dần cái thái độ đó chuyển thành lòng tin; và lòng tin đó phó thác cho Thiên Chúa và để tùy Ngài. Ngài dẫn đưa không chỉ là đời cỏn con của mình mà cả một khối lịch sử. Vì người ta sống trong lịch sử không thể nào không đặt vấn đề với những biến động, với những thay đổi liên miên với tất cả cái khuôn mặt của con người.

Cho nên chúng ta hiểu đó là ba cái dòng sống đã hình thành nên Dân khi mà Chúa Yêsu có mặt. Và lần đầu tiên khi Ngài mở miệng, Ngài công bố ở giữa Dân của Ngài thì Marcô chỉ ghi nhận cho chúng ta một điều la: “Nước Trời đã gần bên, hãy hối cải và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15).

Nước Trời giữa lòng trần gian

Nước Trời đã gần bên. Chúa Yêsu công bố Nước Trời trong một hoàn cảnh lịch sử rõ ràng như vậy. Và tất cả cái thái độ tôn giáo đó còn lắng đọng lại ở nơi những con người, những khuôn mặt xung quanh Ngài. Có những con người tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Mà vì quan niệm Nước Thiên Chúa phải như thế nào, cho nên những con người đó đã đi vào một con đường là nhất quyết tạo ra một lối sống, nhất quyết tạo ra một hình thức đạo đức, nhất quyết phải ép người ta trong một khuôn khổ, để qua khuôn khổ đó mà khẳng định rằng: Chúa điều khiển và cai trị người ta. Đó là chúng ta thấy xuất hiện ở trong Tin Mừng cái mẫu người mà chúng ta gọi là những người nhiệt thành. Nội dung của nó là nhiệt thành để nhất quyết thiết lập ra một chế độ ở trong Thiên Chúa quả thật thống trị, và Ngài điều khiển dân Ngài; và nếu cần sẽ thiết lập cái chế độ đó bằng bạo lực, bạo động cũng có. Và vì thế cho nên mang một tính phản loạn; phản loạn vì Nước Thiên Chúa mà chúng ta gọi là nhóm nhiệt thành.

Bên cạnh đó còn có một xu hướng khác, xu hướng đạo đức thật sự của những người bằng lòng dựa vào những hình thức đạo đức đó để nói rằng mình đợi chờ, để mong Thiên Chúa đến thiết lập cái vương quyền của Ngài. Và đó là lập trường của những người Biệt phái. Những người nghĩ rằng phải chuẩn bị cho Thiên Chúa đến bằng tất cả hình thức thế nào, để cuối cùng cuộc đời của một con người được điều chỉnh, được điều tiết trong tất cả những đường đi nước bước, và dần dần nó được hoàn toàn quy về Thiên Chúa, trong tất cả những điều khiển tình tiết do từ Thiên Chúa đến. Lúc đó Thiên Chúa sẽ xuất hiện như thể là Ngài chuẩn bị cho cái mà người ta đã chuẩn bị cho Ngài đến.

Ngược lại cũng có những nhóm nhận thấy rằng, mình không làm được cái gì để gọi được là quyết định… Đó là hình ảnh của Thiên Chúa. Lúc đó Thiên Chúa sẽ xuất hiện. Cho nên nhóm đó cũng tiếp tục giòng nối của Cựu ước. Ấy là bỏ ngỏ đó để Thiên Chúa can thiệp và đợi chờ cái ngày Ngài đến là cái lúc Ngài dính dáng vào lịch sử trần gian này một cách mạnh mẽ hơn nữa. Các nhóm đó sống theo lời gợi ý của Cựu ước; Ysaia cũng như Ezêkiel đã nhiều lần gợi ý.

Dân mới của Thiên Chúa

Cuối cùng ra rồi khi Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử trần gian, Ngài đã không hứa hẹn một cái gì rõ ràng vững chãi cho cái phúc của người ta. Nhưng mà Ngài chỉ mời gọi con người hướng đến tâm linh về tương lai. Cuối cùng Thiên Chúa sẽ làm nên một nhân loại mới.

Bằng cách nào? Bằng cách Ngài sẽ nắn lòng dạ của người ta, để người ta hướng hẳn lòng về Ngài. Từ đó trở đi thì Ngài thiết lập mối tình thân thiết giữa Ngài và người ta. Cái tương lai đó không thể nào nảy lên nơi lòng con người được. Cho nên, thánh Phaolô có gợi ý một chút về tất cả các sách ngôn sứ nhìn về tương lai thế này: “Những điều mắt chẳng hế thấy, tai không hề nghe và đã không hề nảy lên nơi lòng một người phàm. Hết thảy những điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai Ngài đặt trong chương trình yêu mến của Ngài”.

Khuôn mặt của Chúa Yêsu giữa những quan niệm hạnh phúc của con người

Thưa anh chị em, trong bối cảnh của những con người mang tâm tư như vậy, Chúa Yêsu đã xuất hiện, Ngài công bố Nước Trời có đó rồi. Mà trong các não trạng của người ta mỗi người đều quan niệm về Nước Trời, mỗi người đều quan niệm về Thiên Chúa đến thì phải làm gì. Cho nên khi mà Chúa Yêsu công bố Nước Trời có đó thì mỗi người đều mang ở não trạng của mình việc Thiên Chúa đến, Ngài làm như thế nào? Từ đó trở đi chúng ta thấy phân hóa xảy đến chung quanh dân của Thiên Chúa, có người nghĩ rằng khi Thiên Chúa đến, Ngài thiết lập mối phúc cho người ta, bằng cách làm cho tất cả cái khát vọng hạnh phúc của người ta trở nên lấp đầy. Vì thế cho nên Nước Trời là cái hạnh phúc ở trần gian này, cái ăn, cái mặc. Chúng ta nói cho rõ là thiên đàng dưới đất mà người ta mơ tưởng, và người ta nghĩ rằng có thiết lập một thiên đàng dưới đất. Cho nên chúng ta mới hiểu cái phản ứng của Dân Chúa khi thấy Ngài làm một phép lạ, thì đã muốn tôn thờ Ngài vì làm phép lạ cho bánh hóa nhiều. Bánh đây không chỉ là cái ăn cho đỡ đói, nhưng mà Tin Mừng muốn nói rằng : tất cả những khát khao hạnh phúc trần gian này của người ta, thì xem ra người ta mơ tưởng trong cuộc sống với tất cả những mong manh như khó khăn khổ sở, những đổ vỡ thì người ta đặt mối hy vọng : Người này có mặt đây rồi; và rồi người ta tôn thờ Chúa Yêsu, vì nghĩ rằng Ngài sẽ ban cho họ cái hạnh phúc đó, cái hạnh phúc như lòng của họ thỏa mãn khi mà họ sống trong cuộc sống và thấy bao nhiêu thiếu thốn, bao nhiêu đổ vỡ, bao nhiêu cái khó khăn và nghĩ rằng Ngài sẽ ban cho họ đầy tất cả những điều đó. Rồi cuối cùng họ tràn đầy cái hạnh phúc ở dưới đất này. Vì lý do đó cho nên họ đến, họ muốn công kênh Ngài để tôn Ngài lên làm vua. Và như vậy trong đầu óc của họ nghĩa Nước Trời có nghĩa là cái hạnh phúc mà người ta có thể làm được. Nhưng người ta không thể nào làm nổi do cái con người yếu hèn làm sao ấy. Cho nên cuối cùng họ đồng nhất cái mơ ước đó với lời hứa của Thiên Chúa về tương lai. Rằng cuối cùng Thiên Chúa sẽ làm cái điều đó ở trong trần gian này.

Đất tốt cho hạt giống Tin Mừng

Cho nên thưa anh chị em, Chúa Yêsu đến và công bố Nước Trời và Ngài chỉ nói như thế này: “Hãy nói cho Yoan biết mù được thấy, … điếc được nghe, và cách riêng người nghèo khó được loan báo Tin Mừng. Và phúc cho những ai không phải vấp phạm vì Ta”.

Cái quan trọng cốt thiết ở đây thế nào? Người nghèo khó được loan báo Tin Mừng. Vậy là Chúa Yêsu muốn tiếp nối tất cả cái khát vọng của lịch sử Cựu ươc mà Chúa đã làm ra ở nơi những con người, mà không thể nào nghĩ ra rằng: nơi đời của mình với tất cả cái khả năng và tháo vát của mình mà bảo đảm. Bởi nó vẫn còn bỏ nguyên đó cái khát vọng vô biên.

Thực tại của Tin Mừng

Như vậy thì Tin Mừng là gì? Nó không phải là cái ứng đáp với những cái thèm muốn của người ta nơi trần gian mà là một cái gì đào sâu hẳn vào lòng của con người… Khiến cho những con người nào đó khi sống đủ với tất cả những suy nghĩ về thực tại của mình là nhân tính và nhân linh thì người đó bỏ ngỏ đó; người đó trở thành người nghèo, nghĩa là lòng trống rỗng , con tim hoàn toàn sống những cái trần gian mà nghĩ rằng những cái đó là những cái được ban, không thể là những cái bảo đảm để mình xây dựng một cách kiên trì ở trên đó coi như hạnh phúc của mình được.

Sự nảy mầm của hạt giống Tin Mừng

Nên thái độ của những người đó là gì? Họ bỏ ngỏ cho Thiên Chúa. Vậy Nước Trời mà Chúa Yêsu công bố là thực tại thế nào đó ở phía người đón nhận, khiến cho những người đón nhận đó có thể chịu được Ngài. Phải là những tâm hồn bỏ ngỏ đó để cho cái khát vọng vô biên ở trong cõi lòng cua người ta không bị lấp chìm đi, qua những cái người ta nhét vào tâm hồn của mình tất cả cái khát vọng vì hạnh phúc mà người ta nghĩ rằng: Chúa phải được uốn nắn vào trong cái nhìn của người ta thì lúc đó mới là cái khuôn mặt của Thiên Chúa. Phải nói rằng một lời rao giảng và công bố như vậy vẫn còn là một vấn đề lớn của chúng ta ngày hôm nay. Bởi vì chúng ta đã kinh nghiệm làm người, chúng ta đã theo Chúa tới ngày hôm nay. Có lẽ đã có những chặng đường nào đó, chúng nảy lên ở nơi ta những dấu chấm hỏi.

Chúa đã đem đến những cái gì cho chúng ta? Có thực sự Ngài đi cái con đường, mà cái con đường đó nào có nhiều gì cho lắm. Nhiều lúc chúng ta chỉ khát vọng một vài điều đơn giản thôi, một sự bằng an, một cái hài hòa thế nào ở trong con người với con người. Và một sự bảo đảm thế nào, cho tự thế nào đó để rồi chúng ta thư thái mà có thể sống hướng về Thiên Chúa được. Ấy thế mà rồi, những cái xem ra cũng biến đi đâu hết và rồi khuôn mặt của Thiên Chúa vẫn im lặng không nói năng gì với chúng ta một tiếng nào cả. Phải nói rằng khi mà ngày hôm nay chúng ta đến với Chúa Yêsu và đứng trước lời công bố về Tin Mừng của Ngài về Nước Trời, thì chúng ta cũng y như những người Dân của Thiên Chúa đời xưa. Có thể một lúc nào đó trong đời của chúng ta tin theo Chúa, đã có sẵn ở trong đó một cái khuôn mặt của Thiên Chúa phải như thế này hoặc như thế kia.

Và vì thế cho nên từng lúc đã nảy lên ở nơi chúng ta tất cả cái khát vọng về Thiên Chúa và níu kéo Ngài hẳn về phía chúng ta. Để chớ gì Ngài chúc lành cho chúng ta vài cái chúc lành đơn giản thôi cho thiện chí của con người, để qua đó chúng ta có thể bằng an sống cái chứng của Thiên Chúa chăng? Và từ đó trở đi cũng nảy lên những nghi nan; và từ những nghi nan đó chúng ta vẫn không bỏ Thiên Chúa chăng? Và từ đó trở đi cũng nảy lên những nghi nan; và từ những nghi nan đó chúng ta vẫn không bỏ Thiên Chúa. Bởi vì bỏ Ngài cũng không ổn, không xuôi. Nhưng mà theo Ngài đi cho tới cái kỳ cùng, cái công bố về Tin Mừng Nước Trời và phúc cho người nghèo; người nghèo thực sự từ trong tâm hồn, từ đáy lòng khao khát Thiên Chúa thực sự, để cuối cùng lời của Ngài có thể đến và lấp đầy quá mức những cái mà trần gian không thể đem lại được, tức là cái bỏ ngỏ hoàn toàn cái cõi lòng của chúng ta trong những giây phúc mà chúng ta lẳng lặng mà chìm sâu vào trong nội tâm của mình, để hỏi xem cuối cùng ra mình tìm kiếm cái gì.

Một lời không thể nào có giải đáp ở trong trần gian này được. Và khi con người lắng đọng và chìm hẳn vào cái câu hỏi đó, thì lúc đó lời của Thiên Chúa công bố ra có lẽ mới bắt đầu nói cho chúng ta một cái gì chăng?

Kẻ lữ hành định hướng

Nên các bạn thân mến…

Tôi chỉ muốn gợi lại một chút thái độ của chúng ta tiếp nối thế nào thái độ của những người có mặt thời Chúa Yêsu sống ở giữa trần gian này; và lời mời gọi cũng như là lời công bố đó vẫn nguyên vẹn cho chúng ta ngày hôm nay. Chung quanh Chúa Yêsu, chúng ta là những khuôn mặt trẻ đó, nhưng có thể là những khuôn mặt vẫn còn mang nhiều những nét của các môn đệ chăng? Vẫn không bỏ Thầy mình, vẫn theo Thầy mình đó nhưng theo với một lý tưởng rằng: như thể Ngài bảo đảm cho chúng ta một cái gì ổn định ở trong trần gian này; hay đeo đuổi một cái gì mà chúng ta đã được đào luyện từ nhỏ ở trong đó, như một nét văn hóa, một thứ tình cảm, nếu bỏ đi thì cuộc sống tình cảm của chúng ta thiếu vắng một cái gì.

Các môn độ đã theo Chúa như vậy đó cho đến ngày mà Tin Mừng – tức là Nước Trời được lộ tỏ ra bằng tất cả những lối sống và biến cố của Chúa Yêsu – lúc đó các ông mới hiểu thế nào là Nước Trời đã đến với họ.

Vì thế cho nên xin phép các bạn tôi dừng lại ở đây, muốn gợi ý để rồi chúng ta tiếp tục suy nghĩ và gợi ý vào ngày mai, ngày kia để xin khuôn mặt của Chúa Yêsu càng ngày càng lộ tỏ ra hơn nữa đối với chúng ta.

Trong giây phút này, chúng ta dành một ít phút để lặng thinh một chút và nhìn vào hành trình chúng ta đã gắn bó với Chúa thế nào cho đến ngày hôm nay, để xin Chúa nói với ta trong âm thầm và gợi lên trong chúng ta cái khát vọng tìm kiếm Ngài, trong chân thật bằng chính khuôn mặt của chính Ngài. Amen.

Anphongsô Phạm Gia Thụy CSsR

bài liên quan mới nhất

Thứ Hai tuần V Phục Sinh: “Ai yêu mến Thầy, thì giữ lời Thầy”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng