Các bạn tập trung tại Trung Tâm Galen có hình kiểu hang động tại Đại Học Nam California, và bầu khí trong phòng thì thật là rất náo nhiệt. Có cả những thể loại nhạc dập và các trò chơi, nhưng khi Đức Tổng Giám Mục Gomez đi vào trong khu vực hội trường mang theo Bí Tích Thánh Thể vào, thì bạn chỉ có thể nghe thấy một tiếng lách tách nhỏ. Chỉ có một điều gì đó độc nhất chuyển động khi nhìn 9,000 đứa trẻ đầy sức sống đột nhiên quỳ gối trong sự thờ phượng tĩnh lặng.
Vào cuối buổi sáng, tôi bước lên sân khấu để nói với đám đông. Điều đầu tiên tôi nói là đề nghị tất cả mọi đứa trẻ hãy hét thật lớn càng tốt. Điều đã diễn ra có thể so sánh với khoảng 10 chiếc máy bay phản lực khi cất cánh một lúc, hay có lẽ, một buổi nhạc của nhóm The Beatles vào năm 1964. Khi chúng hoàn toàn tĩnh lặng, tôi nói, “Cha muốn các con nhớ âm thanh ấy, vì nếu chúng ta có thể giữ năng lượng ấy cho các mục đích của Đức Kitô, thì chúng ta có thể thay đổi toàn bộ thành phố này trong đêm”. Tôi thật sự tin vào lời mời gọi hoàn vũ của Công Đồng Vatican II đến với sự thánh thiện mà phần lớn chỉ là một giấc mơ không có thực. Hầu hết người Công Giáo vẫn không đưa ơn gọi đó để thực thi niềm tin của họ vào trong đời sống thực, vô trường học, vào các văn phòng, vào các hành lang của chính phủ, vào các sân vận động, và vào các đường phố. Tôi muốn những đứa trẻ này tại Đại Học Nam California ít nhất là bắt đầu suy nghĩ về sứ mạng lớn lao ấy.
Rồi tôi bắt đầu chia sẻ ba sự thật thiêng liêng mà tôi mời gọi các bạn nhỏ ghi nhớ. Trước hết, tôi nói, nếu các bạn nhỏ muốn hạnh phúc, thì chúng phải chơi một trò chơi làm trống rỗng chứ không phải chơi trò chơi làm đầy. Nền văn hoá thế tục, bằng hàng ngàn cách, nói với chúng rằng chìa khoá cho hạnh phúc là lấp đầy cuộc sống của chúng bằng những thứ của cải của thế gian này, một cách cụ thể hơn, bằng đồng tiền, thú vui xác thịt, quyền lực, và danh tiếng. Tôi nói cho chúng, hãy xem một cách thực tế bất cứ một bộ phim nào, nghe cách thực tế bất cứ một bản nhạc nổi tiếng nào, tham gia vào bất cứ cuộc gặp gỡ ngôi sao nhạc pop nào, thì các bạn sẽ nghe thấy thông điệp này lặp đi lặp lại, lặp lại một cách ngao ngán. Nhưng rõ ràng vì tất cả chúng ta đều đã khao khát Thiên Chúa, điều có thể nói, khao khát một sự hạnh phúc vô biên, mà không một thứ của cải hữu hạn nào trong số đó sẽ có thể làm no thoả lòng khao khát của con tim. Thực vậy, chúng ta càng tìm kiếm chúng cách không mỏi mệt, thì chúng ta càng ít được thoả mãn và chúng ta càng trở nên nghiện ngập hơn. Thay vào đó, trò chơi cần phải mang lại một cách thế để làm cho cuộc sống của bạn trở thành một quà tặng. Công thức phía sau sự quyết tâm này, tôi giải thích, thì còn trực khởi hơn. Bởi vì chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi mới có thể lấp đầy sự trống rỗng của tâm hồn, và vì Thiên Chúa là tình yêu, nên chỉ có một cuộc đời vì tình yêu dứt khoát mới thực sự lấp đầy chúng ta và làm cho chúng ta hạnh phúc. Mặc dù nó sẽ phải phù hợp với logic khắt khe nhất, thông điệp này vẫn thật luôn khó để áp dụng. Nó luôn có vẻ như là phản lại nền văn hoá.
Bài học thứ hai mà tôi chia sẻ là thế này: đừng yên vị với sự lười biếng thiêng liêng! Một cách khá phù hợp, chúng ta nỗ lực để xuất chúng trong mọi lãnh vực của cuộc sống: kinh doanh, thể thao, y học, nghệ thuật... Nhưng một cách nào đó chúng ta lại thấy thật ổn khi phớt lờ đời sống thiêng liêng, hoặc, giả như chúng ta nghĩ đến điều đó, thì cũng chỉ dành cho nó một chút ít thời gian và sự chú tâm của chúng ta. Nhưng so với các hoạt động thế tục, thì sự nỗ lực thiêng liêng hoàn toàn là quan trọng hơn, vì nói theo nghĩa đen, nó có những tác động vĩnh cửu. Khi còn trẻ thì Cha Karol Wojtyla (Thánh Gioan Phaolô II) đã đưa người trẻ đi chơi cắm trại và những chuyến chèo thuyền trong rừng quanh Krakow vào giữa thế kỷ 20, Ngài đã gieo vào trong lòng họ một cảm thức về một cuộc phiêu lưu mạo hiểm cao của cuộc sống với Đức Kitô. Vào một thời điểm khi mà chính quyền Cộng Sản Ba Lan đang nỗ lực để dập tắt niềm tin Công Giáo, thì Wojtyla đã mời gọi những người trẻ của Ngài nên thánh. Và khi những đứa trẻ đó lớn lên, họ là những nhà lãnh đạo kinh doanh Công Giáo lớn, những tác giả Công Giáo lớn, những nhà khoa học và chính trị Công Giáo lớn những con người dẫn đầu cuộc cách mạng mà cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Đế Chế Xô Viết. Họ đã không thoả mãn với việc là những người Công Giáo nguội lạnh, và cũng thế, tôi đã nói với những em ở Trung Tâm Galen, các con nên thế.
Bài học thiêng liêng thứ ba mà tôi chia sẻ là thế này: hãy là những kẻ nổi loạn! Chúng ta thờ phượng Chúa Giêsu chịu nạn, một Đấng đã đứng ở một vị thế hoàn toàn chống lại với các thế lực tôn giáo, văn hoá, và chính trị vào thời của Ngài để họ thấy rằng thật phù hợp để kết án tử Ngài. Mọi tông đồ của Chúa Giêsu, trừ Thánh Gioan, đều chết bằng cái chết tử đạo. Mọi vị giám mục Rôma, từ thế kỷ đầu tiên của đời sống của Giáo Hội, đều bị kết án tử vì niềm tin của Ngài. Và nếu bạn nghĩ rằng thời đại tử đạo đã qua, thì tôi đã thông tin với các cháu là hãy nghĩ lại. Thế kỷ 20 có nhiều người làm chứng cho niềm tin bằng mạng sống của họ hơn là các thế kỷ trước cộng lại. Chúng ta là những người Kitô Hữu là một nhóm người nổi loạn – và điều này phải thắng thế trước chủ nghĩa lý tưởng và trái lại tinh thần của người trẻ. Và đừng nói với tôi rằng những người nổi loạn là các ca sĩ hay những ngôi sao nhạc pop! Những con người này, bị ám ảnh bởi sự giàu có, thú vui, danh tiếng, và quyền lực, thì hoàn toàn là một trào lưu, chạy như cái máy, bình thường như bụi đất. Nếu các con muốn thấy một sự nổi loạn thật sự, tôi nói, thì hãy chịu khó nhìn vào Thánh Jose Sanchez del Rio mới được phong thánh gần đây, một cậu bé 14 tuổi đã bị giết trong suốt thời kỳ nổi dậy của Cristero vào đầu thế kỷ 20. Bị tra tấn, bị chế giễu, bị buộc phải bước đi trên đôi chân đau đớn, bị bắn ngay mép của ngôi mộ của mình, Ngài không bao giờ chối bỏ niềm tin Công Giáo của mình. Tôi nói, hãy đứng về phía những người nổi loạn vĩ đại trong đoàn của Đức Kitô.
Thật là một niềm vui khi thấy nhiều người trẻ của chúng ta đang qui tụ cùng nhau trong tình huynh đệ và lòng nhiệt thành vì Chúa Giêsu. Xin cho bộ tộc của họ được lớn lên!
ĐGM Robert Barron - Giám Mục Phụ Tá TGP Chicago
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)