Những thay đổi trong thái độ đọc Kinh Thánh của Người Công Giáo

Ngày nay khi các tín hữu Công Giáo bình thường được hỏi về việc họ thường xuyên đọc Kinh Thánh như thế nào thì họ sẽ trả lời không đọc đều đặn. Tuy nhiên nếu hỏi họ thường xuyên đọc các Bài Đọc ra sao thì câu trả lời sẽ khác. Những tín hữu nhiệt thành biết rằng họ đọc và nghe các Bài Đọc trong các Thánh Lễ. Nhiều người nhận ra các kinh thông dụng như Lạy Cha và Kính Mừng Maria đã là Bài Đọc. Nhưng đối với đa số các tín hữu, các Bài Đọc họ nghe và đọc không xuất phát từ Kinh Thánh. Đó là một trợ giúp thờ phượng trong cộng đoàn.

Bài Đọc luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống cầu nguyện của Hội Thánh Công Giáo và và các tín hữu. Đối với tín hữu Công Giáo vào các thế kỷ trước đây, đón nhận Bài Đọc mang tính thụ động. Họ nghe Bài Đọc do người khác đọc hay cầu nguyện lớn tiếng nhưng chính họ lại không đọc. Lý do đơn giản: Vào các thế kỷ trước một người bình thường không thể nào sắm được một cuốn sách. Việc đọc và sở hữu sách chỉ nở rộ sau khi phát minh ra máy in.

Một khi máy in phát minh, cuốn sách được in nhiều nhất là Kinh Thánh, nhưng vẫn không làm cho việc đọc Kinh Thánh trở thành một việc hành đạo thường xuyên của Công Giáo. Mãi tới giữa thế kỷ 20, tập quán đọc Kinh Thánh và tự diễn giải mới trở thành một dấu ấn của các Giáo Hội Tin Lành phát xuất từ Châu Âu sau thời Cải Cách. Những tín đồ Cải Cách từ khước thẩm quyền của Giáo Hoàng và Giáo Hội qua việc nói rằng người ta có thể đọc và diễn giải Kinh Thánh cho chính họ. Vào giai đoạn này các tín đồ Công Giáo không được khuyến khích đọc Bài Đọc.

Nhận ra bản chất của Cải Cách là đọc và diễn giải Kinh Đạo đã ảnh hưởng đến ngay cả việc nghiên cứu Sách Thánh. Cho đến thế kỷ 20, chỉ có các tín đồ Cải Cách mới tính cực dấn thân vào nghiên cứu Sách Thánh. Việc này chỉ thay đổi vào năm 1943 khi Giáo Hoàng Pius 12 ban hành tông thư Divino Affalante Spiritu (Do Thánh Thần Thôi Thúc). Không những cho phép các tín đồ Công Giáo nghiên cứu Sách Thánh mà còn cổ võ họ làm như thế. Và với việc tín đồ Công Giáo nghiên cứu và dạy lại người khác những gì họ nghiên cứu, sự am tường Sách Thánh đã phát triển.

Hiểu biết về Sách Thánh đã gia tăng sau Công Đồng Chung Vatican 2. Các Thánh Lễ được mừng kính bằng các ngôn ngữ địa phương và việc đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ hoàn toàn được đọc bằng Anh ngữ (tại Hoa Kỳ). Các chương trình huấn luyện lòng tin bắt đầu phát triển và chương trình phổ biến nhất tại một xứ đạo đặt trọng tâm nơi nghiên cứu Sách Thánh. Phong trào đạo này và việc gia tăng các nhóm cầu nguyện đã làm cho các tín đồ Công Giáo nắm vững Sách Thánh hơn. Tất cả điều này đã góp phần làm cho tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Kinh Thánh và quan tâm hơn tới việc đọc và cầu nguyện với các Sách Thánh.

Một cách gián tiếp, đặc tính của nền văn hoá Mỹ cũng thúc đẩy các tín đồ Công Giáo quen thuộc hơn với Sách Thánh. Các tấm bảng ghi John 3:16 xuất hiện trên các khán đài trong các sự kiện thể thao. Tín đồ Công Giáo nghe nhìn các trích đoạn Sách Thánh tự vấn tại sao họ không thể làm theo. Những kinh nghiệm như thế dẫn đường các tín đồ Công Giáo tìm kiếm sự quen thuộc với Kinh Thánh.

Các thay đổi trong thái độ đã tạo nên cơ hội tốt cho các tín đồ Công Giáo, đặc biệt khi họ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa, dẫn đường họ tới các bài học họ đã học, các cõi lòng được truyền cảm hứng và các cuộc đời được tác động sâu sắc trở để nên tốt lành.

(Nguồn: http://usccb.org/bible/understanding-the-bible/study-materials/articles/changes-in-catholic-attitudes-toward-bible-readings.cfm). Đức Ông Daniel Kutys là một quản nhiệm xứ đạo Tổng giáo phận Philadelphia. Trước đây ngài là Giám đốc điều hành Uỷ ban Loan Báo Tin Mừng và Giáo Lý của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ.

bài liên quan mới nhất

Thứ Tư tuần III Phục Sinh: Hễ ai thấy Chúa Con thì thấy sự sống đời đời...

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng