Các câu hỏi của cuộc sống

Vậy cuộc sống có những vấn đề của nó. Như khi chúng ta đấu tranh để yêu thương nhau, cái gì là thật? Liệu khoảng cách giữa chúng ta đang xa hay gần? 

Rất hiếm khi đức tin, hy vọng, tình yêu đến với chúng ta một cách đơn thuần. Thay vào đó, như chính cuộc đời, chúng đến trong xáo trộn và nghi ngờ, sinh ra nhiều vấn đề.

Sống cuộc đời con người không phải là việc đơn giản, đặc biệt nếu sống vượt lên những gì đơn thuần là bản năng. Cố gắng tin vào những gì vượt ngoài giác quan và trí hiểu, cố gắng đặt niềm tin vào cái gì đó không chắc chắn, cố gắng yêu thương không tính toán, thì thường thường tạo cho chúng ta nhiều câu hỏi hơn luôn luôn câu trả lời.

Không để đầu óc vướng bận hoài nghi, mơ hồ, cám dỗ đưa đến việc tự đóng cửa, tránh xa. Biết suy nghĩ và cảm nhận thì mở mang với nhiều điều: bóng tối cũng như ánh sáng, thù hận cũng như yêu thương, tuyệt vọng cũng như hy vọng.

Maurice Merleau-Ponty, nhà triết học lừng danh trong lĩnh vực hiện tượng học, đã đặt toàn bộ học thuyết vào phát biểu sau: Mơ hồ là dữ kiện cơ bản trong kinh nghiệm. Đó là cách nhà triết học nói cuộc sống không đơn giản, đầu óc và quả tim chúng ta đầy ắp nhiều chuyện, và cuộc sống hầu như chỉ để phân loại các chuyện.

Tuyển chọn các chuyện thì không dễ. Rất nhiều tiếng gọi bên trong và chung quanh lôi kéo chúng ta đến với rất nhiều lý lẽ riêng của chúng: lẽ phải của bản năng, lẽ phải cao siêu, lẽ phải cái đầu, lẽ phải quả tim, lẽ phải tuổi trẻ, lẽ phải của đạo, của kinh tế, của thiêng liêng – đâu là lẽ phải đây?

Đâu là tiếng gọi của chân lý khi có quá nhiều tiếng gọi xung đột nhau? Và chúng ta bị lôi kéo về nhiều hướng.

Sâu thẳm trong chúng ta có tiếng gọi nên thánh, tin tưởng rằng ý nghĩa và hạnh phúc nằm ở lòng quảng đại và quên mình; và cũng có những tiếng gọi khác trong sâu thẳm của chúng ta đòi hỏi về nhiều thứ khác, như trải nghiệm tội lỗi, an toàn cho riêng mình, xây đắp danh tiếng và tổ ấm.

Đâu là sự thật trong những tiếng gọi này? Sự thật có dính với lòng biết ơn? Với cay chua? Với tín nhiệm? Với hoang tưởng? Các tiếng gọi mâu thuẫn nhau, vậy mà mỗi tiếng gọi đều có hứa hẹn riêng của nó với cuộc sống, với sự thanh thản, với thực tế, với ý nghĩa. Một ngạc nhiên nhỏ là cuộc sống giống như một công ty đang kiệt quệ!

Vậy cuộc sống có những vấn đề của nó. Như khi chúng ta đấu tranh để yêu thương nhau, cái gì là thật?

Liệu khoảng cách giữa chúng ta đang xa hay gần?

Chúng ta có hiểu nhau sâu đậm, hay làm cho người khác thêm rối loạn?

Chúng ta đang rơi dần vào tuyệt vọng, hay đang sống trong yêu thương?

Liệu chúng ta thường hay nói những lời giống nhau hay chưa nói đủ?

Chúng ta liên kết với nhau bằng những nỗi đau tinh thần hay bằng một cuộc sống đau khổ?

Trong thao thức của chúng ta là sự tiếc thương cho thế giới bất toàn hay cố gắng cải thiện nó trong đau khổ của Đức Kitô?

Trong xúc cảm dao động của chúng ta, đó là địa ngục hay cảm nghiệm của một nảy sinh?

Khi tình yêu tan vỡ, liệu có làm chúng ta buông thả cho giận dữ, hay chúng làm tội lỗi xấu xa nhất của chúng ta thành chai cứng?

Liệu tình yêu có đòi hỏi chúng ta nên có khoảng cách, hay đòi chúng ta truyền sức sống cho nhau?

Liệu đam mê có làm cho tình yêu thành tôn thờ thần tượng hay thành biểu tượng thiêng liêng?

Nỗi đau của tình yêu bị ruồng bỏ có phải là nỗi đau của hỏa ngục hay của luyện ngục, liệu những gì chúng ta cảm thấy thì như hỏa ngục khi thiên đàng đã xa tầm với?

Những vấn đề tình yêu đặt ra dẫn tới những câu hỏi khác về đức tin và hy vọng:

Có tin vào Đức Kitô được không?

Sau cái chết là một cuộc đời mới?

Luyện ngục có dẫn đến Thiên đàng không?

Liệu điều coi như không có thật, rốt cùng có thể là điều thật nhất không?

Liệu tinh thần có vượt thắng bản năng, tâm hồn có hơn tính dục không?

Liệu đức cậy có cho ta thấy được vô vàn khiếm khuyết mà tương lai sẽ đem vào cuộc sống chúng ta một cách thần diệu và mới hay không?

Nấm mồ có mở ra – mở ra lại – và mở ra lại hay không?

Liệu thật sự chúng ta có bảy mươi lần bảy cơ hội để hối lỗi?

Liệu sau một đêm không đánh cá được, chúng ta có thể có một mẻ lưới đầy cá hay không?

Liệu những thương tích của chúng ta có trở nên chứng tích của phục sinh, xóa bỏ mọi nghi ngờ của chúng ta như đã xóa bỏ nghi ngờ của thánh Tô-ma?

Liệu khi mà cảm xúc, giận dữ, đam mê, ghen ghét, yếu đuối và dại dột biến đi thì điều còn lại cuối cùng có chắc là tình yêu không?

Liệu tinh thần có thắng thể xác không?

Rốt cùng thì tất cả chỉ là câu hỏi – và cách chúng ta trả lời câu hỏi ấy sẽ cho chúng ta hình ảnh trung thực hay méo mó của một đời người. 

Ronald Rolheiser

Nguyễn Kim An dịch

bài liên quan mới nhất

Thứ Tư tuần III Phục Sinh: Hễ ai thấy Chúa Con thì thấy sự sống đời đời...

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng