Bạn trẻ sống Đức Tin trong một xa hội đầy cám dỗ và chủ thuyết phỉnh gạt!

Chuyện kể rằng: “Có một vị đạo sĩ đào tạo được một vị đạo sĩ rất đắc ý. Sau khi chuyển tất cả tâm hồn của mình và khát vọng của mình để giúp cho đồ đệ biết thế nào là con đường chiêm niệm và tới một lúc nghĩ rằng đồ đệ đã vững chắc, thì thầy trao đồ đệ một cái áo cũ, áo vàng, và nói đó là tất cả gia tài cho đồ đệ và một cái bát, có thế thôi. Rồi vị đạo sĩ đó đi xa để đồ đệ tự lập nghiệp lấy trong con đường chiêm niệm mà suy nghĩ về những điều cao siêu.

Người ta kể rằng, ngày ngày anh đồ đệ này với cái bát và áo cũ đi ăn xin một lần dùng đủ thôi. Nhưng rồi một lần kia, bỗng anh thấy áo vàng có một vài vết rách, và anh ta buồn phiền quá, bởi vì đi ăn xin khoác vào đâm ra anh ta nghĩ ngợi, phiền quá ở nhà chuột phá áo. Dần dà họ không cho vì dân chung quanh đều là dân nghèo cả thôi. Anh nghĩ hay là tự mình xoay lấy, tự lực mưu sinh, rồi mình cứ chiêm niệm, cứ gọi là tu đạo như thường có sao đâu”. Thế là vị đồ đệ thay vì đi xin ăn thì nói với dân làng xung quanh rằng cố gắng giúp anh ta để anh tậu được một con bê nhỏ. Từ con bê nhỏ, anh nuôi dần nó lớn lên, nó cho sữa và anh ta tự túc bằng sữa nó. Từ đó trở đi thì anh ta không phải đi ăn xin nữa. Con bê sinh sôi nảy nở thành một, hai… cuối cùng thành một đàn. Làm sao mà quản lý nổi đàn bò nữa để còn giờ mà cầu nguyện và chiêm niệm nữa. Thế là anh ta phải đi thuê một ít người làm để người đó giúp cho bầy bò, lo cỏ cho nó để anh có giờ cầu nguyện và có thể chiêm niệm theo hướng của thầy. Dần dần thấy cũng phiền, bởi vì mấy người quản lý bầy bò xem ra không ổn nên phải có người thân tín thực sự, người mình tin tưởng được, lúc đó mình mới yên tâm. Người ta thấy anh ta rước về một bà chủ, bà chủ lo trang trại rất tươm tất.

Anh dần dần lãng quên ý hướng của thầy để lại và trở thành một chủ trại rất đàng hoàng. rồi một ngày kia, thầy ở xa tìm về, để thăm đồ đệ xem anh ta tu tới đâu rồi. Lúc về tới nơi ông tìm hoài không ra dấu vết đời xưa, vì nơi xưa đã mọc lên một doanh trại lớn, ở trong đó nào cây cối rồi có bò bê tất cả, thấy người ra vào tấp nập. Vị đạo sĩ đó cứ mon men theo bờ sông và cuối cùng tìm vào tới nhà. Quả thật, thấy đồ đệ của mình đứng giữa bầy vật và bên cạnh là bà chủ. Vị đồ đệ chỉ nói như thế này: “Thưa thầy, con đã lãng quên mất cái áo của thầy để lại, thế cho nên con cũng đánh mất cái tinh thần của thầy mất rồi”.

Chắc chắn anh em nào là chủ cái thực dụng cuộc sống ở trần gian này, thì coi đây là phát triển bình thường tốt lành cho nhân loại nữa, có phải không? Làm gì có đạo. Làm gì có cái gì ở đâu ra, chỉ có cái thế giới này hễ mà người ta xây dựng cho mình để tự người ta sống lấy và làm cho người ta sống được. Ấy là cuộc sống thực sự. Đó là một chủ trương rất là thực dụng, rất là thực tế…

Nhưng mà vấn đề không là ở chỗ đó, tác giả muốn gợi ý khi người ta muốn giữ gia tài gì của mình rất là khó. Bởi vì ngay lúc người ta lãnh hội gia tài thì người ta chưa thể thẩm định được giá trị của gia tài đó. Người ta không hề sống cái gia tài muốn chuyển lại cho chúng ta. Gia tài đó sẽ cũ kỹ và phải bỏ đi, để chúng ta đi vào trong tiến hóa từng lúc, từng lúc phải triển nở cả con người… phát triển con người thật của mình. Lúc đó mới lộ ra tất cả con người của mình. Đó là khả năng tự lập, chứ không cần một cái gì khác. Con người không cần đến dĩ vãng, không cần đến một gia tài nào chuyển đến cho mình… cũng không cần có gốc gì cả. – Nói đến đây tôi nhớ vào năm 1953, lúc đó tôi đang học tương đương với lớp 10 ngày nay, và đang trong hội Legio Mariae. Câu chuyện làm cho tôi bận tâm hoài.

Câu chuyện ở bên Thượng hải. Có một thanh niên hoạt động rất hăng say cho hội Legio Mariae, công việc của Đức Mẹ mà; công việc của Đức Mẹ là công việc của Thiên Chúa. Vì vậy anh ta lăn xả vào không tiếc gì một chút thời gian, cả nguồn sức lực của mình.

Thế rồi biến cố lịch sử Trung quốc năm 1950 thời đó, Mao Trạch Đông đã thôn tính xong Trung quốc và thiết lập chế độ cộng sản. Chuyện kể rằng, anh chàng thanh niên này quay ngược hẳn lại và công bố rằng: “Ngày hôm nay Mao Trạch Đông đã mở mắt cho tôi, bây giờ tôi mới tìm ra được một chân lý. Từ trước đến giờ tôi bị mê hoặc, không bao giờ tôi gặp được chân lý trong đời của tôi!”

Thực sự thì lúc đó tôi rất ngỡ ngàng. Bởi vì tôi chưa hiểu làm sao? Vì làm việc trong Legio là làm việc cho Thiên Chúa và Đức Mẹ thôi mà, tại sao con người lại có thể đảo điên và xoay ngược lại như thế này được. Lớn lên dần tôi mới hiểu được.

Khi mà chúng ta làm công việc gì cũng vậy, không hẳn chúng ta bắt được cái gốc thật của công việc. Ví dụ hoạt động của chúng ta trong tôn giáo cũng vậy. Nếu mà trong đó chúng ta đưa vào tất cả khả năng triển nở của mình để làm cho mình nở mặt nở mày, và thi thố ra khả năng, điều đó làm cho mình thích thúc vì thế mà mình làm việc.

Phải nói rằng nó có nguy hiểm. Bởi vì chúng ta phải hiểu là nguồn gốc mọi hoạt động, mọi đeo đuổi của chúng ta nó bắt nguồn từ đâu đó, từ ai đó, chứ không phải từ cái hiếu động của mình. Cho nên khi mà nó không bắt nguồn từ “Ai đó”, từ đâu đó, thì cái hiếu động hay là cái thích thú của mình một lúc nào đó sẽ vỡ mộng, nó sẽ bể mặt tất cả đi. Lúc đó chúng ta có xoay trở ngược lại tất cả, con người chúng ta vẫn kinh nghiệm trong thời gian, khi mà chúng ta không bắt nguồn từ “Ai đó”, và chính “Ai đó” là Đấng bền vững liên lỉ giữa chúng ta, và như thế chúng ta cảm nhận, chúng ta chịu lấy, chúng ta sống nơi Ngài, thì cái cám dỗ của con người ấy là từng lúc mất cái gốc đó đi. Một ngày kia những cái chúng ta sinh hoạt trong tôn giáo, hay những cái chúng ta đeo đuổi có một lúc nào đó thì nó vỡ mộng, là mình đã đi trong ảo tưởng mất rồi.

Đó là vấn đề căn bản của chúng ta trong đức tin trong hành trình của chúng ta ở dưới đất này. Xin Chúa giúp ta đi sâu vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa vòng trong trung tâm của lòng tin, coi lòng tin của chúng ta nó bắt nguồn từ đâu. Trung tâm đó cứ hiện tại và sống ở nơi chúng ta, ở nơi Hội thánh làm sao đó.

Anphongsô Phạm Gia Thụy CSsR

bài liên quan mới nhất

Ngày 28/4: Thánh Phêrô Channe – Linh mục, tử đạo (1803-1841)

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng