Ba cách để phản ứng trước cơn chướng của tuổi vị thành niên

Trước khi có con, chúng ta nghĩ nếu mình nuôi dạy con đúng, nếu mình cầu nguyện đủ, nếu mình làm gướng tốt thì mình sẽ tránh được giai đoạn “chướng khí tuổi vị thành niên.” Giai đoạn nói dối, giai đoạn làm tình làm tội, giai đoạn nói thô tục, giai đoạn nghiện một cái gì… Nhưng trẻ con không phải lúc nào cũng có các chọn lựa mình mong chờ. Dù vậy chúng ta phải nhìn vào thái độ của chúng, đừng xem đây là cái tát vào công trình nuôi dạy của mình, nhưng đúng hơn là cách phát triển riêng của từng đứa. Chúng lấy quyết định và học để sống với hệ quả do quyết định mình đã chọn. Chúng viết câu chuyện đời chúng, còn chúng ta, chúng ta giúp chúng biên tập lại những chuyện này. Sau đây là một vài con đường giúp bạn bình tâm nhất có thể để đi qua các năm tháng khó khăn này. 

Không phải lỗi cha mẹ mà con cái có những chọn lựa xấu

Chúng ta muốn con cái mình học để sống trong một thế giới tất cả là trong ân sủng và trong sự thật. Chúng ta muốn chúng dễ thương và liêm chính. Chúng ta mong chúng có một đức tin sống động, một đức tin hướng dẫn chúng đi trên con đường ngay thẳng. Nhưng đến 11, 14, 17 tuổi chúng không thể tôn trọng các chuẩn mực này. Và ngay cả đến tuổi trưởng thành, chúng cũng chưa đàng hoàng! Rồi đến các giai đoạn chúng tỏ ra dữ dằn. Chúng nói dối ở nhà, chúng nói dối ở trường, uống rượu, nhảy tường 2 giờ sáng. Khi chúng không tôn trọng chuẩn mực, chúng ta nghĩ chúng ta đã thất bại.

Khi con cái có những chọn lựa không đúng, không phải lúc chúng ta tự trách mình, để rồi có mặc cảm tội lỗi tự hỏi không biết đã làm gì sai. Nhưng chính đây là lúc chúng ta xem cách ứng xử của chúng, tập trung vào các hệ quả. Là cha mẹ, bổn phận chúng ta là phải kìm nén cảm xúc lại.

Luôn ở đó để nâng con khi con té

Căn nhà chúng ta phải là nơi an toàn nhất, êm đềm nhất, nơi của ân sủng, của chỗ ở, nơi chúng ta cho chúng khoảng không gian cần thiết để nếu chúng có làm dơ thì chúng ta giúp chúng chùi rửa lại. Các giới hạn quy định là tốt và cần thiết, nhưng chúng sẽ thử cho biết. Cứ để chúng đẩy các giới hạn mà bạn quy định, nhưng nói cho chúng biết, nếu chúng vi phạm bạn sẽ ở đó để hướng dẫn chúng lại.

Phạt chúng nhưng hãy thông cảm

Khi biết mình cũng có nhu cầu được ơn, chúng ta sẽ có thể áp dụng tốt hơn với con cái. Ý thức các nhu cầu riêng của mình, giúp chúng ta bớt giận mà thông cảm khi phải đối diện với cách đối xử tiêu cực của con cái mình. Tất cả chúng ta đều có các chọn lựa xấu và chúng ta vẫn tiếp tục làm. Khi còn nhỏ, bạn phạm một lỗi lầm, bạn cần gì nhất? Bạn hãy nhớ lại cảm giác sợ, thách thức, hối hận của mình. Bạn mong chờ cha mẹ sẽ đối xử với mình như thế nào? Bạn cần gì nhất? Rất có thể bạn cần sửa lỗi nhưng cũng cần rất nhiều tha thứ. Cũng như chúng ta, con cái mình sẽ khám phá thế giới bên ngoài khi chúng phạm các sai lầm, khi chúng muốn thử một cái gì đó. Thay vì để chúng một mình trong những nơi khó khăn, u tối, sự hiện diện của bạn bên cạnh chúng có thể soi sáng cho chúng.

Marta An Nguyễn dịch (phanxico.vn)

bài liên quan mới nhất

Giáo phận Bắc Kinh chuẩn bị Ngày cầu nguyện cho ơn gọi: “Sứ mệnh bước theo Chúa Kitô”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng