New Africa | Shutterstock
Trong thời đại truyền thông nhanh chóng, với lượng thông tin dồi dào trong tầm tay, linh hồn của chúng ta rất dễ bị lạc lối.
Thông tin nói chung là một điều tốt, đặc biệt nếu nó liên quan đến các sự kiện hiện tại và giúp chúng ta theo kịp với thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, cũng như với thực phẩm, việc nắm bắt quá nhiều thông tin và kiến thức tổng quát cũng có thể trở nên “bội thực”. Đơn giản là chúng ta không cần phải biết hết mọi thứ, và đôi khi quá nhiều thông tin có thể gây hại cho linh hồn chúng ta.
Thomas à Kempis trong cuốn sách Gương Chúa Giêsu (hay còn gọi là sách Gương Phúc), phản ánh thực trạng về việc có quá nhiều thông tin:
Hãy ngừng ham muốn kiến thức thái quá, vì trong đó có nhiều sự xao lãng và lừa dối. Những người có học thức mong muốn tỏ vẻ am tường và được gọi là khôn ngoan. Có nhiều điều để biết nhưng ít mang lại lợi ích hoặc chẳng mang lại lợi ích gì cho linh hồn.
Biết về nhiều thứ thường khiến chúng ta có vẻ như biết được tất cả mọi thứ. Điều này có thể dẫn đến một sự kêu ngạo nhất định và chúng ta có thể lao mình vào các bình luận trên mạng xã hội với thái độ khoa trương, nghĩ rằng mình là người khôn ngoan nhất.
Hơn nữa, mặc dù việc biết những gì đang diễn ra trên thế giới có thể là điều tốt, nhưng có những loại kiến thức khác có thể mang lại lợi ích cho chúng ta và linh hồn chúng ta, như Kempis giải thích:
Và kẻ nào quan tâm đến những thứ khác hơn là những thứ có ích cho sức khỏe linh hồn mình thì thật ngu ngốc. Chữ nghĩa nhiều không thỏa mãn được linh hồn, nhưng một đời sống tốt lành làm thanh thản trí óc, và một lương tâm trong sạch dẫn đến sự tín thác vào Thiên Chúa.
Nếu chúng ta đang gặp phải tình trạng dư thừa thông tin, có lẽ đã đến lúc sắp xếp lại các ưu tiên của chúng ta và tìm kiếm những thông tin có thể nâng đỡ và mang lại lợi ích cho linh hồn chúng ta.
Nguồn: giaophanvinhlong.net
35