Sự phân biệt của Đức Joseph Ratzinger giữa siêu nhiên và hoa trái thiêng liêng

SỰ PHÂN BIỆT CỦA ĐỨC JOSEPH RATZINGER

GIỮA SIÊU NHIÊN VÀ HOA TRÁI THIÊNG LIÊNG

“Trong cuốn “Đối thoại về đức tin” của Vittorio Messori, Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã nói về các tiêu chí để đánh giá các hiện tượng được cho là siêu nhiên. Đó cũng chính là những tiêu chí mà chúng ta tìm thấy trong tài liệu mới của Bộ Giáo lý Đức tin.Tách biệt khía cạnh thực sự hoặc giả định về tính chất “siêu nhiên” của cuộc hiện ra với khía cạnh hoa trái thiêng liêng của nó”. Đức Hồng y Joseph Ratzinger, khi đó là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã sử dụng những lời này để trả lời câu hỏi của nhà báo và nhà văn Vittorio Messori. Cuộc trao đổi có trong cuốn sách “Đối thoại về đức tin” (1985).

Trước hết, Đức Bênêđíctô XVI tương lai đã tuyên bố: “Không có cuộc hiện ra nào là cần thiết cho đức tin, Mặc Khải đã kết thúc với Chúa Giêsu Kitô. Chính Người là Mặc Khải. Nhưng chắc chắn chúng ta không thể ngăn cản Thiên Chúa nói với thời đại chúng ta, qua những con người đơn sơ cũng như qua những dấu chỉ ngoại thường vốn tố cáo sự thiếu sót của các nền văn hóa đang thống trị chúng ta, bị che đậy bởi chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa thực chứng. Những cuộc hiện ra mà Giáo hội đã chính thức chấp nhận…có một vị trí nhất định trong sự phát triển đời sống của Giáo hội trong thế kỷ qua. Chúng cho thấy, ngoài những điều khác, rằng Mặc Khải – mặc dù độc đáo, đã kết thúc và do đó không thể vượt qua – không phải là một điều bỏ đi, nó sống động, sống còn. Hơn nữa, một trong những dấu chỉ của thời đại chúng ta là những báo cáo về “các cuộc hiện ra của Đức Mẹ” đang gia tăng trên khắp thế giới…”.

Ngài nói tiếp: “Một trong những tiêu chí của chúng tôi là tách biệt khía cạnh thực sự hoặc giả định về “tính chất siêu nhiên” của cuộc hiện ra với khía cạnh hoa trái thiêng liêng của nó. Những cuộc hành hương của Kitô giáo sơ khai đã đến những nơi mà những bộ óc phê phán hiện đại của chúng ta đôi khi bối rối về “chân lý khoa học” của truyền thống gắn liền với chúng. Điều này không làm mất đi sự kiện rằng những cuộc hành hương này có hiệu quả, lợi ích, quan trọng cho đời sống của người Kitô hữu. Vấn đề không phải là sự phân bình khắt khe hiện đại (mà sau đó dẫn đến một hình thức cả tin mới) nhưng là vấn đề đánh giá sức sống và tính chính thống của đời sống tôn giáo đang phát triển xung quanh những nơi này”.

Tý Linh chuyển ngữ

(theo Vatican News)

Nguồn: xuanbichvietnam.net

 

bài liên quan mới nhất

Giáo lý về cầu nguyện của Đức Bênêđictô XVI - Bài 21: Lời cầu nguyện chữa lành của Đức Giêsu

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng