Sự khiêm hạ và đỉnh cao của tình yêu

SỰ KHIÊM HẠ VÀ ĐỈNH CAO CỦA TÌNH YÊU

Chúng ta thấy, hết lần này đến lần khác, Chúa Giêsu đã chọn những gì là nhỏ bé, kín đáo, nghèo hèn, và do đó, từ chối gây ảnh hưởng cá nhân.

Rất nhiều những phép lạ Ngài làm chỉ là để diễn tả lòng thương xót sâu xa đối với nhân loại khổ đau, chứ không hề tìm cách lôi kéo người khác chú ý đến bản thân của Ngài. Ngài thường cấm, không cho những kẻ Ngài chữa bệnh nói về phép lạ Ngài vừa làm.

Và khi cuộc đời của Chúa Giêsu dần dần được tỏ lộ ra, Ngài cũng hiểu ra rằng: Ngài được mời gọi hoàn tất sứ mạng của Ngài trong đau khổ và cái chết.

Như thế rõ ràng là Thiên Chúa đã muốn bày tỏ tình yêu của Ngài cho thế giới bằng cách đi xuống và chìm vào sự mỏng manh của kiếp người mỗi ngày một sâu xa hơn.

Trong cuộc đời và cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng là, càng ý thức về sứ mạng được Chúa Cha trao phó cho mình, Chúa Giêsu càng nhận ra rằng sứ mạng đó làm cho Ngài mỗi ngày một trở nên nghèo hơn.

Ngài được sai đi không chỉ để an ủi người nghèo, mà Ngài còn là niềm an ủi cho người khác khi chính Ngài cũng là người nghèo.

Với Chúa Giêsu, nghèo không chỉ có nghĩa là từ bỏ nhà cửa và gia đình, trở nên kẻ lang thang vô gia cư, bị bách hại mỗi ngày một nhiều hơn. Nghèo, với Chúa Giêsu, còn có nghĩa là mất bạn bè, thất bại, và ngay cả không còn cảm nhận được sự hiện diện của chính Chúa Cha nữa. Cuối cùng, khi Chúa Giêsu chịu treo trên cây thập giá và kêu lớn tiếng: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ con?”, lúc đó chúng ta mới biết Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta như thế nào. Chính khi Chúa Giêsu đạt tới đỉnh cao của sự nghèo khổ, thì đó là lúc Thiên Chúa bộc lộ tình yêu của Ngài ở đỉnh cao nhất. 

Michael O’Laughlin
Vi Hữu (TGPSG) chuyển ngữ từ God’s Beloved (p. 135-136)

Nguồn: tgpsaigon.net

 

bài liên quan mới nhất

Ngày 28/4: Thánh Phêrô Channe – Linh mục, tử đạo (1803-1841)

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng