Quỳ gối như một vì vua đích thực

Chúa nhật tuần này Giáo hội mừng lễ Chúa Kitô Vua. Nếu thái độ của người có phẩm giá và quyền lực là đứng vững, thì Chúa Kitô thường quỳ gối nhiều nhất, ngang hàng với người nghèo. Một tư thế mà Đức Phanxicô kêu gọi chúng ta thực hiện.

Phẩm giá của con người…Chúng ta nói về phẩm giá khi phẩm giá bị đe dọa, và lúc này chúng ta không thiếu cơ hội. Chúng ta cũng nhìn vào phẩm giá khi phẩm giá được vinh danh. Phẩm giá được minh họa bằng khả năng đứng thẳng của con người, ngay cả khi đối diện với thử thách hoặc đe dọa. Hình ảnh hoặc lời nói đến trong đầu tôi khi tôi nghĩ đến: dân tộc Ukraine vẫn đứng thẳng, một phụ nữ đứng lên đòi công lý. Có rất nhiều. Cho đến khi có sự hiện diện của Đức Maria, đứng dưới chân thập giá, stabat mater như tiếng la-tinh dạy chúng ta.

Dấu hiệu phẩm giá này cũng là dấu hiệu của quyền lực: người đàn ông đứng đối diện với camera, người chỉ huy quân đội đứng trước cuộc diễn hành của quân nhân mình, v.v. Đây chắc chắn là cách chúng ta tưởng tượng về Đấng Thiên sai đang ngự trị trong Vương quốc của Ngài: đứng.

Vậy mà Chúa Kitô xuyên suốt các Tin Mừng có một tư thế vương giả hoàn toàn khác. Ngài quỳ xuống để chăm sóc. Theo một cách nào đó, hãy hạ mình xuống để có thể gặp được những người đang gục ngã.

Cuộc xung đột vũ trang ở Trung Đông đã làm cho Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 7 chúa nhật tuần trước, ngày 19 tháng 11, đã không được chú ý. Nhưng thực tế ở đó. Thế giới chúng ta có cả một dân tộc đang quỳ gối dưới sức nặng của tình trạng sống trong bấp bênh: 700 triệu người sống với mức thu nhập dưới 2,15 âu kim mỗi ngày, ngưỡng xác định tình trạng nghèo đói cùng cực. Chắc chắn tỷ lệ tương đối của tình trạng nghèo cùng cực trong dân số thế giới đang giảm. Nhưng 700 triệu người không phải là con số không đáng kể. Tại Pháp, trong báo cáo thường niên của cơ quan Cứu trợ công giáo (Secours catholique) được công bố cách đây hai tuần, đã lưu ý đến hậu quả có hại của nạn lạm phát đối với mức sống của người dân. Hơn một nửa nhân loại sống dưới mức 18 âu kim mỗi ngày.

Văn hóa bầu khí chung quanh cũng có thể gây hiểu lầm gấp đôi. Trước hết, với mọi người và đặc biệt với giới trẻ, có một văn hóa lấp lánh làm mờ mắt, hạnh phúc có được là nhờ của cải, đó là ảo ảnh. Và sau đó có một văn hóa khéo léo che đậy để chúng ta không nhìn thấy những người nghèo khó, những người đang thiếu thốn. Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 7, Đức Phanxicô cảnh báo: “Sự vội vàng, người bạn đồng hành hàng ngày của cuộc sống, ngăn cản chúng ta dừng lại, giúp đỡ và quan tâm đến người khác”.

Như vậy chúng ta phải biết quỳ gối, như hàng ngàn tình nguyện viên đã làm trong các công việc của họ. Như Chúa Kitô đã làm dưới chân các môn đệ. Như Đức Phanxicô nói trong thông điệp Ngày Thế Giới Người nghèo, “chúng ta được mời gọi để gặp mọi người nghèo và mọi loại nghèo đói, rũ bỏ sự thờ ơ qua đó chúng ta dùng để bảo vệ một hạnh phúc ảo tưởng”.

la-croix.com, linh mục Arnaud Alibert tổng biên tập báo La Croix, 2023-11-24

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn

bài liên quan mới nhất

Thứ Hai tuần V Phục Sinh: “Ai yêu mến Thầy, thì giữ lời Thầy”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng