Linh mục hạnh phúc vui vẻ

Các linh mục Pháp tại Lộ Đức ngày 13 tháng 11-2023, hình Luc de Bellescize

Nhà báo Mibhel Cool nhìn lại cuộc hành hương của ba trăm linh mục Paris đến Lộ Đức, một tĩnh tâm thiêng liêng được sống như kinh nghiệm về sự hiệp nhất trong tình anh em mang lại điều tốt lành cho họ và sẽ đi vào lịch sử!

Một linh mục vui vẻ hạnh phúc ư? Có chứ! Tôi đã gặp một linh mục như thế trong tuần này. Chúng tôi cùng uống cà phê trong một quán nhỏ ở Paris cạnh nhà thờ của ông. Ngoài năm mươi, mái tóc bù xù trong chiếc quần jean và cổ la-mã, ông kể cho tôi nghe từng chi tiết  chuyến hành hương gần đây của ông đến Lộ Đức. Điều gì thú vị bùng ra trong chuyến hành hương này? Rốt cuộc, đến Lộ Đức để tìm anh em linh mục mình, có gì bình thường và tầm thường hơn không? Ngoại trừ người nói chuyện với tôi giải thích cho tôi biết đó là cả một đổi mới.

Chúng ta có thể ngạc nhiên, nhưng trong ký ức của người công giáo ở đây, chưa bao giờ họ thấy có hơn ba trăm linh mục Paris gặp nhau để tĩnh tâm bốn ngày tại thánh đường Pyrenean! Không những đã diễn ra mà còn diễn ra tốt đẹp. Thực sự rất tốt, nếu tôi đánh giá bằng tiếng vang về sự kiện này trên một số bản tin giáo xứ ở thủ đô. Người bạn linh mục của tôi rất vui: “Với tôi, cuộc tĩnh tâm này là kết thúc của chu kỳ bất hạnh trong giáo phận đã chia rẽ nghiêm trọng hàng giáo sĩ và làm tổn hại đến tinh thần các linh mục, bắt đầu từ chính tôi!”

Mặt trời của tình huynh đệ được tìm lại

Nhưng điều gì đã xảy ra trong cuộc tĩnh tâm này mà lòng can đảm của giới tu sĩ đã nhụt dần, họ tìm lại được bầu khí vui vẻ lạc quan?” Linh mục Paris của tôi trả lời: “Ồ! không có gì ngoạn mục cả, đơn giản như nghệ sĩ Jeanne Moreau đã hát, “trong cơn lốc cuộc đời”, chúng tôi đã lạc nhau, và ở Lộ Đức chúng tôi tìm lại được nhau, chúng tôi sưởi ấm bên nhau. Đúng là ngốc, nhưng nhờ có cơ hội cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau đi bộ, cùng nhau đùa giỡn, cùng uống ly cà phê bên nhau sau những sứt mẻ bị các bức tường thế hệ, tư tưởng, văn hóa, tâm lý dựng lên mà với chúng tôi, dường như không thể vượt qua được, chúng như những ngọn núi!”

Ở Lộ Đức, những bức tường ngăn cách giữa các linh mục đã tan chảy dưới ánh sáng mặt trời chiếu lên tình huynh đệ được tìm lại.

Linh mục bạn tôi tiếp tục: “Sống trong tình trạng này thì quá cay đắng vì vừa mang hình ảnh bị hư hại của các vụ lạm dụng, vừa bị xã hội dửng dưng, hàng giáo sĩ chúng tôi buồn và cô đơn chừng nào. Ở Lộ Đức, các bức tường ngăn cách linh mục dường như tan chảy: mặt trời của tình huynh đệ được tìm lại. Người bạn linh mục của tôi uống ngụm cà phê cuối cùng: “Kinh nghiệm này an ủi tôi rất nhiều. Bây giờ nó không được trở thành một kỷ niệm đẹp nhưng phải mở ra một tiến trình mang lại sức sống mới cho Giáo hội Paris!”

Đi qua sa mạc

Tổng giám mục giáo phận Paris Laurent Ulrich mong muốn cuộc tĩnh tâm của linh mục ở Lộ Đức này là một phần lịch sử của hàng giáo sĩ Paris. Tổng giám mục Ulrich có biệt danh là “con nhân sư của Nhà thờ Đức Bà Paris” thể hiện con người thật của ngài: giản dị, dễ gần, chu đáo và thoải mái giữa cuộc sống của các gáo sĩ giáo phận. Ngài biết cách “có lời an ủi và lời nói của một người cai trị”, những người tham dự hành hương đánh giá cao khi ngài gọi họ bằng tên của họ. Nhưng một cuộc hành hương dù đến bờ sông Gave, sẽ không đủ để giải quyết những vấn đề và thách thức mà Giáo hội phải đối diện ở một thủ đô đang trải qua những thay đổi lớn về nhân khẩu học và xã hội. Nó phải được theo sau bởi lựa chọn và hành động. Tuy nhiên, sáng kiến mục vụ này có ưu điểm là củng cố mối liên kết giữa con người với nhau, tái tập trung vào điều thiết yếu và thổi sức sống mới vào ơn gọi và lý tưởng chung.

Không có gì đẹp đẽ, vững chắc và hiệu quả có thể đạt được nếu không có thời gian chuẩn bị và suy ngẫm: “Ở dưới bầu trời này,

mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời Mọi việc đều có thời điểm, mọi việc dưới trời đều có thời điểm” (Gv 3, 1). Về vấn đề này, giáo phận Paris đã dũng cảm tuân theo Thượng hội đồng vừa rồi ở Rôma về tính đồng nghị trong Giáo hội: khai mạc bằng bốn ngày tĩnh tâm. Thánh Charles de Foucaud mà chúng ta kính ngày 1 tháng 12 đã nói.“Phải băng qua sa mạc và ở lại đó để nhận được ân sủng của Thiên Chúa; chính ở đó chúng ta làm trống rỗng chính mình, chúng ta loại bỏ khỏi mình mọi thứ không phải là Thiên Chúa”.

fr.aleteia.org, Michel Cool, 2023-12-02

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

 

bài liên quan mới nhất

Thứ Hai tuần V Phục Sinh: “Ai yêu mến Thầy, thì giữ lời Thầy”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng