Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 129 - Không kết hôn vì sợ đổ vỡ

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ:

BÀI 129 - KHÔNG KẾT HÔN VÌ SỢ ĐỔ VỠ

Câu hỏi: Con là một cô gái ngoài 30 tuổi, con thấy cuộc sống hôn nhân có quá nhiều mong manh dễ đổ vỡ, con sợ mình đi vào vết xe đổ nhiều gia đình. Con có ý định không kết hôn, xin cho con những lời khuyên?

Trả lời:

Có nên sợ?

Một cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn luôn là điều mong ước của các gia đình. Thế nhưng, có biết bao con người thì có bấy nhiêu hoàn cảnh gia đình khác nhau. Bạn là người nhìn thấy những cảnh gia đình tan vỡ và không muốn bước vào vết xe đổ của họ. Không lập gia đình có phải là giải pháp chọn lựa tránh rủi ro cho bạn?

Thực tế ngày nay, có rất nhiều lý do khiến nhiều bạn trẻ chán “ngán” lập gia đình. Có bạn cho rằng thích yêu hơn lấy, họ thích những cuộc tình chóng vánh hơn là những ràng buộc trong hôn nhân. Có người không sẵn sàng yên bề gia thất vì gia đình khiến họ phải đối diện với nhiều mối quan hệ phức tạp của dòng họ gia đình nội ngoại. Bên cạnh đó, ngày nay có khá nhiều phụ nữ có chức vụ cao trong xã hội, nên có một đứa con là cả một vấn đề lớn họ phải hi sinh, xu hướng “sợ phải sinh con” vì sợ một đứa trẻ sẽ chiếm hết quỹ thời gian nên họ không kết hôn.

Ngoài ra, cũng không ít những bạn trẻ không hứng thú với việc hẹn hò với một người khác phái, họ thích được tự do, thoải mái tận hưởng cuộc sống hoặc có nhiều thời gian cho việc phát triển sự nghiệp. Họ cảm thấy ổn khi chỉ sống một mình. Thêm lý do nữa là vấn đề tài chính chi tiêu cho một gia đình hạnh phúc êm ấm đầy đủ. Những khoản chi tiêu, xây dựng tương quan, nuôi dạy con cái khá cao khiếm nhiều người nam nữ chọn ở vậy vì không đủ điều kiện kinh tế. Hay trào lưu làm mẹ đơn thân vì cũng sợ sợi dây ràng buộc hôn nhân làm người trẻ vướng víu. Bạn là một trong những người mất niềm tin vào hôn nhân khi thấy sự đổ vỡ trong hôn nhân ngày nay quá nhiều nên bạn chọn đơn thân độc mã giữa cuộc đời này.

Bạn thân mến, mỗi chúng ta đều có quyền tự do chọn lựa một lối sống ý nghĩa và thích hợp với mình miễn sao bạn cảm thấy hạnh phúc là rất đáng trân quý. Tuy nhiên, vì sợ mà ta không dám làm gì thì lại là điều chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn biết đó, trong một gia đình khi có con gái đến tuổi lập gia đình mà chưa có ai “rước về” hoặc chưa có định hướng rõ ràng thì cha mẹ như người ngồi trên đống lửa. Người ta vẫn thường nói “nhà có con gái lớn như hũ mắm treo đầu giường”. Có lẽ với thời gian tuổi bạn càng cao thì nỗi lo lắng của bậc sinh thành dành cho bạn vẫn mãi thổn thức. Lúc đó, nỗi sợ của bạn sẽ làm cha mẹ không được vui hưởng tuổi già an vui bên con cháu khi tuổi các ngài đã xế chiều.

Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều đáng để sợ đáng để lo. Nỗi sợ giúp chúng ta tránh được hiểm nguy rủi ro không đáng có. Nhưng nếu chúng ta không điều chỉnh nỗi sợ của mình và biến niềm tin - hi vọng thành hiện thực thì chúng ta sẽ đánh mất sự trưởng thành, đánh mất những cơ hội vàng thành công hạnh phúc trong cuộc sống.

Nơi tôi làm việc có một bạn nam năm nay 25 tuổi, do nhút nhát – sợ tai nạn, sợ những đoàn xe nờm nợp ngược xuôi nơi phố thị nên bạn chưa một lần tập đi xe máy. Mọi di chuyển của bạn trẻ này đều do người nhà chở, hay tài xế grab đón. Khi bạn mới đến trường các sơ làm việc, bạn khá nhút nhát, sợ nhiều thứ, không dám quyết định bất cứ một vấn đề gì. Đầu năm vừa rồi, được sự khuyến khích của các sơ bạn đã bắt đầu tập lái xe, và tự di chuyển bằng xe máy điện. Theo thời gian, sự nhút nhát đã dần giảm đi, bạn trẻ tự tin trong công việc và những trách nhiệm được giao, xây dựng những mối tương quan tích cực với đồng nghiệp. Hôm nay, bạn đó đã cảm thấy khá tự tin, hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Tôi chia sẻ câu chuyện này để nói rằng Niềm Tin Hi Vọng sẽ giúp cho ta ý thức được những năng lực phẩm chất giá trị mà Thiên Chúa dành sẵn trong con người chúng ta.

Can đảm và chấp nhận

Niềm tin sẽ giúp mình có cái nhìn tích cực vào cuộc sống, và không ngừng hoàn thiện bản thân để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Trong cuộc sống, những rủi ro không ai mong muốn nó đến và nó cũng không loại trừ ai. Thay vì chúng ta co lại vì sợ hãi thì bạn hãy học cách tích cực xây dựng cuộc đời mình để tránh rủi ro. Hãy xây dựng thành trì ngôi nhà của bạn bằng những đức tính trân quý Công - Dung - Ngôn - Hạnh của ngươi phụ nữ. Hãy giữ lửa cuộc đời bằng một lối sống tích cực, suy nghĩ tích cực, yêu thương trân trọng những gì Thiên Chúa gởi đến. Chúng ta phải tự tin hướng đến những kết cục tốt đẹp trong tương lai.

Trong sách Huấn ca chương 26 có viết về người phụ nữ như thế này:

“Phúc  thay ai cưới được vợ hiền
Tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.
Vợ đảm đang khiến người chồng sung sướng,
được an vui suốt cả cuộc đời
Vợ hiền là số tốt phận may”.

Chỗ khác có câu: “Phụ nữ nết na là ân phúc tuyệt vời, không có chi quý giá bằng người tiết hạnh” (Hc 26, 15). Sách Châm Ngôn cũng viết về người phụ nữ “Phụ nữ khôn ngoan xây dựng cửa nhà, phụ nữ dại dột tự tay phá đổ” (Cn 14, 1). Bạn mến, thay vì ngồi run sợ về tương lai, chúng ta hãy rèn luyện xây dựng một phẩm hạnh tốt đẹp để xây dựng gia đình tương lai.

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình hướng về phía trước và không ai biết được tương lai chính xác sẽ như thế nào. Tôi và bạn không thể nhìn vào cuộc sống của người khác mà âu lo cho phận mình rồi không dám làm gì. Thay vì nói "không”, thì hãy có cái nhìn đúng đắn về việc tìm hiểu kỹ lưỡng người bạn đời của mình, cả hai cùng chấp nhận những giới hạn có thể được của nhau, yêu thương nhau thật lòng và cùng như học hỏi cho việc xây dựng tổ ấm của mình. Con người ta “nhân vô thập toàn” hãy nhìn đến điểm tích cực của người kia để xây dựng hạnh phúc gia đình, biết tha thứ cho nhau là điều rất cần thiết trong hôn nhân.

Các bạn hãy học và hiểu cho đúng ý nghĩa từ “vợ chồng”, hay từ “mình ơi, nhà tôi”…để trân trọng ý nghĩa thiêng liêng hai tiếng “gia đình” bạn nhé. Trái tim của người phụ nữ cũng cần rộng lượng khoan dung để bao bọc cả gia đình. Khi có chuyện không hay xảy ra cũng nên nhìn nhận “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” mà kịp thời điều chỉnh, khéo léo kéo người ta quay trở lại với gia đình mình, hàn gắn những đổ vỡ qua đối thoại trong xây dựng yêu thương. Cho dù hạnh phúc trong hôn nhân vỏn vẹn hai năm, sáu năm…thì bạn hãy sống cho mình và gia đình những ngày tháng tiếp theo thật tốt đẹp – bình an. Hãy vui với những niềm vui nho nhỏ trong gia đình cùng con cái, chu toàn tránh nhiệm làm mẹ và nuôi dạy các con trưởng thành đạo hạnh đó là điều quý giá nhất.

Trong cuộc sống gấp gáp hôm nay, nếu các gia đình có thời gian sống chậm lại để xây dựng hạnh phúc gia đình thực sự là "tổ ấm" chứ không phải là quán trọ thì tốt đẹp biết bao. Vợ chồng chấp nhận nhau, dành thời gian cho nhau, bao dung cho nhau, có thể yêu thương lại như thuở ban đầu, lắng nghe nhau, nhìn lại những đức tính, cử chỉ tốt đẹp của nhau...thì sự đổ vỡ sẽ không còn đáng lo ngại.

Bạn thân mến,

Trong tất cả sự hi sinh cố gắng để xây dựng hạnh phúc gia đình, bạn hãy để Thiên Chúa làm chủ gia đình bạn, vì mọi nỗ lực của bạn mà không có Ngài đồng hành chúc phúc thì cũng như “dã tràng xe cát biển đông”. Trong  sách Thánh Vịnh 126 có câu: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công. Thành kia mà Chúa không phòng giữ, uổng công người trấn thủ canh đêm”. Người trông cậy vào Thiên Chúa khác nào người có Chúa làm thành lũy kiên cố bảo vệ cuộc đời mình.

Bên cạnh đó, Đức Maria là một mẫu gương cho nhân đức can đảm mà chúng ta cần học hỏi. Mẹ đã can đảm nói lời xin vâng để cưu mang Đấng cứu thế cho nhân loại. Mẹ không sợ những rủi ro, hình phạt của xã hội lúc đó khi chấp nhận lời truyền tin của Sứ thần. Nhờ hai tiếng xin vâng của Mẹ trong tin yêu và phó thác, Mẹ đã mang đến cho nhân loại một hi Vọng mới, một giá trị đích thực, một con đường cứu độ trong một hành trình tưởng là mong manh và đơn độc này.

Thân ái!  

Trích Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 7 Nxb Tôn Giáo, 03/2023)

Nguồn: hdgmvietnam.com

Đọc thêm những câu hỏi đã được trả lời:

Bài 129: Không kết hôn vì sợ đổ vỡ

Bài 128: Sống đạo trong gia đình khác tôn giáo

Bài 127: Thử và thật!

Bài 126: Làm ăn chân chính

Bài 125: Đời cây

Bài 124: Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời

Bài 123: Hiểu về câu chuyện trong sách Sáng Thế

Bài 122: Vài nét về Chúa Giêsu

Bài 121: Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly

Bài 120: Chúng con vẫn nhớ! (Cầu nguyện cho ông bà tổ tiên)

Bài 119: Để danh Thiên Chúa được nhiều người biết đến

Bài 118: Người đã lập gia đình có được làm linh mục?

Bài 117: Người Công giáo làm từ thiện

Bài 116: Vài cách cầu nguyện

Bài 115: Cuộc sống luôn là lời cầu xin Chúa (kinh Sáng Soi)

Bài 114: Đạo “gốc cây” cân đạo “tại tâm”

Bài 113: Gặp Chúa mỗi ngày

Bài 112: Tính dục – Năng lượng yêu thương

Bài 111: Hạnh phúc trong Thiên Chúa

Bài 110: Sơ ơi cứu con! (vấn nạn phá thai)

Bài 109: "Hôn nhân đồng tính" có theo luật tự nhiên và thiên luật?

Bài 108: Của cho không bằng cách cho

Bài 107: Ý nghĩa của lao động

Bài 106: Tình yêu Thiên Chúa và sự dữ trong thế giới con người

Bài 105: Làm giàu trước mặt Thiên Chúa

Bài 104: Đức Giêsu, người thật việc thật

Bài 103: Người tu sĩ đồng tính

Bài 102: Ấp ủ ơn gọi

Bài 101: Cám dỗ nơi người tu sĩ

Bài 100: Bình an nội tâm

Bài 99: Nguồn sống đang bị đe dọa

Bài 98: Công việc người trẻ trong đường hướng của Thiên Chúa

Bài 97: Giáo dân xây dựng Nhiệm thể Chúa Kitô

Bài 96: Giáo hội và vấn đề trợ tử

Bài 95: Thời đại 5G mà còn cầu nguyện à?

Bài 94: Đức tin hay mê tín

Bài 93: Khủng hoảng đức tin có tội chăng?

Bài 92: Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ trong vụ nổ Big Bang?

Bài 91: Khi nào đến ngày tận thế?

Bài 90: Thiên đàng hỏa ngục hai bên

Bài 89: Đòi hỏi của Chúa Giêsu có còn hợp với thời đại công nghệ?

Bài 88: Kính lão đắc thọ

Bài 87: Sự sống thai nhi – Hồng ân bị loại bỏ

Bài 86: Người ngoại đạo chết, linh hồn sẽ đi đâu?

Bài 85: Con nhà người ta

Bài 84: Quan điểm của Giáo hội về hôn nhân đồng tính

Bài 83: Vấn đề ly hôn của người Công giáo

Bài 82: Để trở nên cha mẹ Công giáo tốt

Bài 81: Thánh Giuse - Đấng bảo hộ gia đình

Bài 80: Kinh Thánh có thật là Lời Chúa?

Bài 79: Hỗ trợ sinh sản thông qua y học, nên hay không?

Bài 78: Người kitô hữu sống đức tin giữa lòng thế giới

Bài 77: Không biết không thể phục vụ

Bài 76: Một Giêsu cho người trẻ

Bài 75: Cách Giáo hội đồng hành với con người

Bài 74: Vấn đề độc thân của linh mục

Bài 73: Tình yêu thực sự là gì?

Bài 72: Sống trung thành trong giao ước hôn nhân

Bài 71: Nhẫn nhục làm nên hạnh phúc gia đình

Bài 70: Bất khả phân ly

Bài 69: Gia đình khác đạo

Bài 68: Vượt qua lười biếng

Bài 67: Ý nghĩa của Bí tích Giao hòa

Bài 66: Chúa ơi! Con là người ngoại giáo

Bài 65: Kính nhớ tổ tiên theo truyền thống dân tộc

Bài 64: Giáo hội và vấn đề đồng tính

Bài 63: Kitô hữu là ai?

Bài 62: Chỉ một lần sống trên đời, nên sống sao cho trọn vẹn?

Bài 61: Hoàn thiện trong Đức Kitô

Bài 60: Nghe là làm theo Lời Chúa

Bài 59: Vấn đề sự sống đời sau

Bài 58: Các Thánh trong Cựu Ước và Tân Ước

Bài 57: Ươm mầm đức tin

Bài 56: Tự do

Bài 55: Sống chiều sâu

Bài 54: Bận lòng cùng Chúa

Bài 53: Đức Mẹ đồng trinh trọn đời

Bài 52: Tóm lược đạo Công Giáo

Bài 51: Vợ, hay "con vợ"?

Bài 50: Gia đình Công Giáo đóng góp cho xã hội Việt

Bài 49: Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình

Bài 48: Khôn ngoan thì tha thứ

Bài 47: Thủ dâm có phạm tội không?

Bài 46: Chúa dựng nên con cách lạ lùng

Bài 45: Người Công Giáo có nên đi xem bói?

Bài 44: Thiên Chúa và sự đau khổ

Bài 43: Nguyên nhân người trẻ rời xa Thiên Chúa

Bài 42: Khi con đau khổ, Thiên Chúa ở đâu?

Bài 41: Làm sao tu? Tu làm sao?

Bài 40: Con người trực giác về Thiên Chúa

Bài 39: Sao Thiên Chúa trong Cựu ước ác thế?

Bài 38: Hai nhân vật Giuse trong Kinh Thánh

Bài 37: Phương tiện truyền thông xã hội

Bài 36: Những nơi thờ phượng

Bài 35: Thiên Chúa ở đâu trong trái tim tôi?

Bài 34: Robot thánh

Bài 33: Sống cảm thức cùng Giáo hội

Bài 32: Lập gia đình theo luật Công giáo

Bài 31: Quan điểm của Giáo hội Công giáo về các phương pháp ngừa thai

Bài 30: Có Thiên Chúa thật không?

Bài 29: Cám dỗ tính dục

Bài 28: Chết trong an bình?

Bài 27: Thái độ dành cho những người thuộc giới tính thứ ba

Bài 26: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 2)

Bài 25: Đức tin bén rễ trong Chúa & hoà điệu với đời sống hằng ngày (phần 1)

Bài 24: Giống nhau không?

Bài 23: Khoa học và đức tin: Tưởng thù hóa ra bạn

Bài 22: Để tin vào Thiên Chúa vô hình

Bài 21: Một đời để sống

Bài 20: Những ngày lễ truyền tin của cuộc đời

Bài 19: Cảm nghiệm về Thiên Chúa!

Bài 18: Kế hoạch của Thiên Chúa trong đời ta

Bài 17: Nghiệp quả từ góc nhìn của đức tin Công giáo

Bài 16: Tương thân tương ái

Bài 15: Áo giáp chống nạn

Bài 14: Đức tin kiến tạo hòa bình và công bằng xã hội

Bài 13: Vấn đề truyền giáo

Bài 12: Thờ kính ông bà tổ tiên

Bài 11: Truyền giáo cho người trẻ ngoại đạo

Bài 10: Bền đỗ trong ơn gọi gia đình

Bài 09: Vấn đề “theo đạo rồi mới cho cưới”

Bài 08: Gieo suy nghĩ tốt

Bài 07: Nhanh từ từ thôi

Bài 06: Hiện tượng bóng ma

Bài 05: Vượt qua khủng hoảng!

Bài 04: Vấn đề rước Mình Máu Thánh Chúa

Bài 03: Đừng cám dỗ nhau nhé!

Bài 02: Sao lại kỳ thị người tu xuất?

Bài 01: Nhận định ơn gọi cho cuộc đời

Lời giới thiệu: Giải đáp thắc mắc cho người trẻ Công giáo


 

 

bài liên quan mới nhất

Thứ Năm tuần IX Thường niên: Giới răn trọng nhất...

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng