Gérard Testard: “Chúa không lấy lại các ơn Chúa ban, chúng ta cần có niềm tin không lay chuyển”

Tụ họp hồi giáo-kitô giáo “Cùng nhau với Mẹ Maria”, phong trào đối thoại liên tôn do Gérard Testard thành lập tại Nhà thờ Hồi giáo Paris ngày 28 tháng 5 năm 2016. Guillaume POLI/CIRIC

Chúa không lấy lại các ơn của Ngài (Dieu ne reprend pas ses dons, Gérard Testard, nxb. Nouvelle Cité)

Hơn cả quyển tiểu sử của một tín hữu dấn thân, quyển sách của tác giả Gérard Testard là cuộc hành trình xuyên qua đời sống Giáo hội từ Đức Phaolô VI đến Đức Phanxicô, với các ánh sáng và khốn cùng của nó.

Tên của ông gắn liền với Fondacio, một phong trào đặc sủng do ông Jean-Michel Rousseau thành lập, kêu gọi đổi mới thế giới bằng cách mang đến cho các thành viên của mình sự đổi mới trong đức tin và Giáo hội. Ý chỉ quảng đại của phong trào sẽ không đủ để bảo vệ phong trào khỏi những hành vi lạm dụng tồi tệ nhất trong việc thực thi quyền lực: lạm dụng tài sản và lạm dụng con người. Vì vậy, hành trình của ông Gérard Testard phải gắn bó ngay lập tức với vợ của ông là bà Marie-Madeleine, đây có thể là câu chuyện của một vụ đắm tàu.

Quyển sách này đưa ra một điều hoàn toàn ngược lại, hành trình của ơn gọi tiếp tục tin tưởng vào một thế giới bị cho là mất phương hướng, được viết một cách rõ ràng. Mục đích là làm xác thực xác tín của Thánh Phaolô trong Thư gởi tín hữu Rôma, “khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý” (Rm 11, 29). Ngoại trừ việc các ơn này không bao giờ được xem như một món quà sinh nhật. Khía cạnh che giấu của ơn thường là sự tan vỡ hoặc thử thách.

Sinh ra trong gia đình nông dân khiêm tốn vào đầu thế kỷ 20, tác giả lớn lên trong công việc đồng áng khó khăn nên đến tuổi trưởng thành ông mới đi học. Trường học đích thực của ông là nơi ông được rửa tội trong Thánh Thần và ánh sáng nội tâm này nói với ông: “Khi ơn đã nhận và không cho đi lại, thì xem như ơn đó bị mất đi.”

Quá khứ đặc sủng

Trước khi đi đến những trang sử thi về sáng lập phong trào quan hệ hồi giáo-kitô giáo Cùng nhau với Mẹ Maria năm 2014 và triển khai phong trào này cho đến ngày nay, độc giả chạm đến những gì có đã xảy ra với hàng ngàn người trẻ – và rộng hơn là Giáo hội Nước Pháp – kinh nghiệm đặc sủng hòa quyện với ơn hoán cải, sự táo bạo truyền giáo, các yêu cầu đào tạo, chấp nhận rủi ro và tất cả những ngây thơ hay mù quáng này đã mở ra cánh cửa dẫn đến cánh cửa tồi tệ.

Gérard Testard không miễn trừ trách nhiệm của mình: “Tôi bị chấn động bởi những năm khủng hoảng này…Trên hết, tôi cay đắng và chắc chắn là mệt mỏi…Thực tế tôi bị dày vò bởi ý tưởng mà tôi không biết – rằng chúng tôi không biết – tránh điều xấu và bảo vệ Fondacio khỏi lạm dụng quyền lực, bất chấp mọi biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện.”

Một cơn đột quỵ tránh được trong gang tấc là dịp để ông xưng tội cho thấy con đường đã đi qua: “Việc chấp nhận lời cầu nguyện của những người bạn hồi giáo đòi hỏi tôi phải hoán cải thực sự (…); để trở thành người anh em hoàn vũ, chúng ta phải chấp nhận trao đổi ơn qua về.” Bài học thiêng liêng quan trọng về một đời sống dấn thân, được ghi lại trong quyển tiểu sử phong phú này.

la-croix.com, Arnaud Alibert, 2024-02-02

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

bài liên quan mới nhất

Thứ Ba tuần V Phục Sinh: "Thầy ban bình an của Thầy cho các con"

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng