Églantine Gabaix-Hialé, nữ phóng viên gan dạ đi tìm Chúa

https://i0.wp.com/phanxico.vn/wp-content/uploads/2024/05/Eglantine-Gabaix-Hiale-nu-phong-vien-gan-da-di-tim-Chua-1.jpg?resize=696%2C405&ssl=1Eglantine Gabaix-Hialé

Vì phải làm phóng sự những chuyện đau lòng ở Trung Đông, bà  Églantine Gabaix-Hialé, 45 tuổi, phóng viên gan dạ không có đức tin, bà có thể rơi vào trạng thái tuyệt vọng nếu bà không gặp các nhân chứng của Chúa Kitô. Trong quyển sách “Chúa ở giữa đống đổ nát” xuất bản ngày 10 tháng 5, bà bày tỏ lòng kính trọng sâu xa với các chứng nhân. Một câu hỏi dai dẳng đi theo bà: họ được cái gì nâng đỡ?

Đọc tác phẩm của bà, tôi có cảm tưởng như bà sống một trăm đời sống! Xin bà cho biết về bà.

Phóng viên Églantine Gabaix-Hialé: Thật ra hành trình của tôi không phải là hành trình một chiều. Tôi có bằng thạc sĩ triết học, tôi muốn làm thiện nguyện trước khi bước vào đời sống nghề nghiệp. Và tôi đã nhiễm virus Trung Đông! Tôi ở đây ba năm trước khi về Pháp. Trước đây tôi làm 10 năm cho tuần báo La Vie, sau đó tôi phụ trách các trung tâm tiếp đón người vô gia cư  của cơ quan Công giáo Cứu cấp ở Paris. Tôi đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong lãnh vực nhân đạo, trước khi làm việc với Hiệp hội Đông phương (Œuvre d’Orient) năm 2017 trong nhiệm vụ là người quản lý sứ mệnh. Hiện nay tôi có công việc ưa thích nhưng nó làm cho tôi phải liên tục đối diện với những tình huống đau đớn. Tôi gặp những người có hay không có đức tin, tất cả đều chiến đấu không ngừng nghỉ để có một thế giới nhân bản và huynh đệ ở những quốc gia tôi yêu thích.

Từ đâu bà có khát khao này với nước ngoài, đặc biệt với Trung Đông?

Từ năm kết thúc chương trình học của tôi. Tôi lớn lên trong môi trường đồng nhất, tôi ở chung phòng với tám sinh viên thuộc sáu quốc tịch khác nhau ở Salamanca (Tây Ban Nha). Và kinh nghiệm này đã làm cho tôi muốn khám phá thế giới. Sau khi dự buổi thuyết trình của Phái đoàn Hợp tác Công giáo, tôi quyết định. Mới đầu là khát khao phiêu lưu, có lẽ cùng với mong muốn cứu thế giới (hơi trẻ con)! Rồi định mệnh đưa tôi đến Trung Đông.

Xin bà kể cho chúng tôi biết quá trình của bà như thế nào.

Lần đầu tiên tôi làm thiện nguyện ở Aicập trong một cộng đồng nữ tu: một năm gay go và bất ổn ở một đất nước rất đẹp nhưng cũng rất khó khăn. Tôi muốn ở một nơi nào khác ngoài những người đi tu và ở các đất nước khác. Trớ trêu thay, tôi được giao làm việc hai năm ở Mar Moussa, một tu viện ở Syria. Không chút do dự, tôi chấp nhận. Đây là nơi tôi bị Trung Đông cuốn hút: các đất nước này có một tinh thần hiếu khách đặc biệt! Tấm lòng ấm áp và quan tâm đến những người xa lạ đã chạm trái tim tôi. Đến mức tôi cảm thấy như nhà tôi ở Syria, ở Lebanon, ở Iraq…Thật khó để giải thích, nhưng nó là như vậy. Đó là lý do tôi thường xuyên trở lại những nơi này với những hỗn loạn ở đây.

https://i0.wp.com/phanxico.vn/wp-content/uploads/2024/05/Eglantine-Gabaix-Hiale-nu-phong-vien-gan-da-di-tim-Chua-3.jpg?resize=696%2C403&ssl=1Mar Moussa – Eglantine Gabaix-Hialé

Vì vậy từ khi còn rất trẻ, bà đã đối diện với những chuyện điên rồ của đàn ông: chiến tranh, nghèo đói, hoang tàn…Nhưng ngược lại, bà đã gặp các ông, các phụ nữ có một niềm hy vọng không thể chối cãi.

Họ là những nhân vật chính trong quyển sách của tôi. Những người không đầu hàng số phận, những người muốn tin vào tương lai, họ xắn tay áo lên… Tôi nghĩ đến tu sĩ Abouna Jacques ở Mar Moussa, ngài là tổng giám mục Mourad của Homs, Hama và Nebek. Ngài đã trải qua chiến tranh, qua cái chết của những người thân yêu, bị giam sau khi bị nhóm hồi giáo Daesh bắt cóc năm 2015, bị lưu đày, nhưng ngài không hận thù…Một niềm vui thực sự ở trong tâm hồn ngài: đó là tiếng cười của ngài, đó là niềm an ủi. Tôi cũng nghĩ đến cô Souzan, kỹ sư 25 tuổi và cô Hala, kiến trúc sư 30 tuổi người Syria tôi gặp ở Homs. Năm 2012, khu phố của họ bị phá hủy hoàn toàn, họ ở lại để xây dựng thành phố của họ. Lòng tôi tan nát khi bước qua đống đổ nát nhưng tôi ngạc nhiên trước nghị lực của họ. Họ thật can đảm và tự do biết bao! Hiện nay ở Syria, cứ 10 phụ nữ mới có 1 ông! Tôi viết những chuyện này trong sách của tôi.

Tất cả những người xây dựng và chứng nhân của Hy vọng này đều có một điểm chung: đức tin. Điều này làm cho những người không tin luôn đặt câu hỏi…

Tôi lớn lên trong gia đình công giáo, tôi được rửa tội nhưng tôi không có đức tin. Tôi chán đi lễ vô cùng, Kinh thánh không làm tôi lay động. Nhưng tôi không vô thần cũng không phải là người theo thuyết bất khả tri. Không có thuật ngữ nào tương ứng với hoàn cảnh của tôi: Tôi không thù nghịch với đạo, đạo công giáo thu hút tôi và tôi không ngừng tìm kiếm. Vô ích! Năm 25 tuổi, tôi từ Aicập về, tôi đặt Chúa vào chân tường: “Chúa ơi, con cho Chúa hai năm để Chúa cho con biết Chúa là ai?”

https://i0.wp.com/phanxico.vn/wp-content/uploads/2024/05/Eglantine-Gabaix-Hiale-nu-phong-vien-gan-da-di-tim-Chua-4-Erbil-700x474.jpg?resize=696%2C471&ssl=1Erbil – Eglantine Gabaix-Hialé

Bây giờ tôi đã 45 tuổi, Chúa vẫn chưa trả lời tôi…Hay nói đúng hơn, Chúa trả lời tôi một cách khác. Chúa gởi tôi đến Mar Moussa, một tu viện lạc lõng giữa sa mạc đầy đá và tôi ở đây hai năm thật tuyệt vời. Tôi yêu cộng đồng đại kết và hỗn hợp dành riêng cho đối thoại và hiếu khách của hồi giáo-kitô giáo, tôi đã ở đó với các khách du lịch, những cuộc gặp tốt đẹp trong im lặng… Tôi cảm thấy an toàn với cảm giác tôi đang ở nơi lẽ ra tôi phải ở. Chắc chắn là tôi không quay lưng đi như Thánh Phaolô, tôi cảm nghiệm ở đây có một bình an không giống nơi nào khác. Có lẽ vì tôi chìm trong lời cầu nguyện.

Một nghịch lý bà thú nhận trong quyển sách: bà không biết cầu nguyện lại tin vào lời cầu nguyện của người khác!

Đúng, vì môi trường, vì công việc, tôi gặp rất nhiều tín hữu. Tôi biết họ cầu nguyện cho tôi và tôi chắc chắn lời cầu nguyện này không thể vô ích…Dù cả khi Chúa không tồn tại, những lời cầu nguyện này là sự thật. Lời cầu nguyện kết tụ với nhau, chúng phải có tác dụng! Một chuyển động của trái tim hướng về người khác chỉ có thể hữu ích. Tôi rất tiếc không thể cầu nguyện lại cho họ…

Trong số các tín hữu bà gặp, bà có ấn tượng mạnh với các nữ tu Tiểu Muội Chúa Giêsu.

Đúng vậy, các nữ tu chia sẻ cuộc sống với người nghèo nhất ở những nơi không thể đến được (trại tị nạn, vùng ngoại ô mất vệ sinh), họ nâng đỡ tôi qua đức tin của họ vào con người, vào Chúa. Tôi gặp họ ở Israel, ở Iraq – một đất nước vẫn còn một số ít tín hữu kitô thoát khỏi nạn diệt chủng…

https://i0.wp.com/phanxico.vn/wp-content/uploads/2024/05/Eglantine-Gabaix-Hiale-nu-phong-vien-gan-da-di-tim-Chua-5-Irak.jpg?resize=696%2C472&ssl=1Irak – Eglantine Gabaix-Hialé

Tôi nghĩ đến nữ tu Elishoua với tất cả lòng biết ơn, sơ đã an ủi tôi bằng nụ cười trong suốt năm thử thách 2016 của tôi. Tôi dạy ở đó ba năm và chứng kiến các thị trấn hoàn toàn đổ nát. Tôi rã rời kiệt quệ. Sơ không lạc quan nhưng thầm lặng tiến về phía trước, sơ cùng đi với với một sơ khác trên chiếc xe lữ hành giữa trại tị nạn đông đúc có 2.000 tín hữu. Làm sao chúng ta có thể trụ vững trong bối cảnh khủng khiếp như vậy mà không nản lòng? Đó là câu hỏi làm tôi nhức nhối. Có cái gì đó siêu phàm…Tôi đi tìm nguồn gốc. Và tôi không thể không kết nối đức tin với những người phi thường này.

Có phải để làm chứng cho họ mà bà viết quyển sách này?

Tôi chứng kiến chiến tranh đã làm cho các dân tộc gục xuống, hận thù xâm chiếm lấn át trái tim, và bất chấp tất cả, Hy vọng vẫn tồn tại nơi những người này, họ gắn kết với thế giới bằng lòng kiên cường, lòng tốt và niềm vui của họ. Một ngọn lửa bên trong thúc đẩy họ. Tôi gặp nhiều người trong số họ, điều đó quý giá đến mức tôi không thể không làm chứng.

https://i0.wp.com/phanxico.vn/wp-content/uploads/2024/05/Eglantine-Gabaix-Hiale-nu-phong-vien-gan-da-di-tim-Chua-2.jpg?resize=696%2C464&ssl=1Trong số những người này có Paolo, bà đã đề tặng quyển sách cho Paolo.

Bề trên tu viện Mar Moussa là tu sĩ Dòng Tên người Ý sinh năm 1954, vào đầu những năm 1980 cha thành lập cộng đồng phụng vụ theo nghi thức công giáo Syriac. Một người uyên bác, thạo nhiều ngôn ngữ, có năng khiếu kịch nghệ…Nhưng trên hết, đó là người đi đến cùng cam kết của mình: năm 2012 cha bị trục xuất khỏi Syria vì lập trường chống chính phủ, tháng 7 năm 2013 cha bí mật trở lại để thương thuyết giải phóng con tin. Cha biến mất ở Raqqa, không ai biết chuyện gì đã xảy ra với cha. Cha biết rất nguy hiểm, tôi thú nhận tôi đã rất giận cha…Chúng tôi cùng viết các tác phẩm về hồi giáo, về Chúa Giêsu.

fr.aleteia.org, Raphalle Coquebert, 2024-05-09

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn: phanxico.vn

 

bài liên quan mới nhất

Ngày 03/6: Thánh Carôlô Lwanga và các bạn, tử đạo (1885-1887)

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng