Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết khi nào?

Trong các trình thuật Tin Mừng, Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết vào “ngày thứ ba” hoặc “sau ba ngày.” Điều này gợi lên sự đối trong cách dùng từ và có thể xuất hiện nhiều khả năng trong việc Chúa sống lại từ cõi chết. Cũng như vậy, sự thật về việc Chúa chịu chết này thứ 6 cũng gây nhiều bối rối trong cách sử dụng các cụm từ trên. Vì sự phục sinh vào Chúa nhật có thể được xem xét kỹ lưỡng dựa trên sự khác biệt này.

Tuy nhiên, theo học giả Kinh thánh Ben Witherington, điều đó không làm chúng ta lo lắng, vì các tác giả Tin Mừng không sử dụng các thuật ngữ có cùng độ chính xác khoa học mà ngôn ngữ hiện đại của chúng ta sử dụng.

Vấn đề của việc suy luận hiện đại là giả thuyết rằng các tác giả Tin mừng luôn luôn có ý định viết chính xác về vấn đề này. Trong thực tế, cụm từ “sau ba ngày” ở trong Tân Ước có thể đơn giản mang nghĩa là “sau một khoảng thời gian” hoặc “sau vài ngày,” không mang tính cụ thể vượt quá giả thuyết một vài ngày, trong trường hợp này, ba ngày có thể được tính vào.  

Witherington thậm chí đã cho thấy một ví dụ từ Cựu Ước, trong đó, “sau ba ngày, có nghĩa là điều tương tự như “vào ngày thứ ba.”

Vì vậy, trong khi những cụm từ trong tiếng Anh hiện đại dường như trái ngược nhau. Nhưng những trình thuật này không được viết để đáp ứng các tiêu chuẩn chính xác hiện đại của chúng ta khi nói đến thời gian.

Hơn nữa, những ngày trong tính toán của người Do Thái không phải là nửa đêm đến nửa đêm mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay, và thường bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của một ngày và kết thúc lúc mặt trời lặn hôm sau.

Trở lại với câu hỏi chính, khi nào Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết?

Theo lời kể của truyền thống Kinh thánh, Chúa Giêsu đã chết vào một chiều thứ Sáu, ngày chuẩn bị trước ngày Sa-bát, mà đối với người Do Thái là vào Thứ Bảy. Nhà biện hộ Jimmy Akin xây dựng lại dòng thời gian của cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, dựa trên các Tin Mừng và truyền thống Do Thái, như sau:

Nếu Chúa Giêsu bị đóng đinh và chết vào chiều thứ Sáu, đó sẽ là ngày đầu tiên; vào lúc mặt trời lặn vào thứ sáu, ngày thứ hai sẽ bắt đầu; sau đó vào lúc mặt trời lặn vào thứ bảy, ngày thứ ba sẽ bắt đầu. Vì vậy, Chúa Giêsu đã thực sự được trỗi dậy vào ngày thứ ba (Mt 20:19).

Điều này phù hợp với lời kể của Matthêu về những người phụ nữ đến thăm ngôi mộ trống vào sáng Chủ nhật, Sau ngày nghỉ, vì ngày đầu tuần bắt đầu, Bà Maria Magdalena và bà Maria khác đến để xem ngôi mộ… Thiên thần trả lời, ‘Đừng sợ! Tôi biết rằng các bà đang tìm kiếm Chúa Giêsu bị đóng đinh. Anh ta không ở đây, vì anh ta đã được trỗi dậy như Người đã nói ” (Mt 28: 5-6).

Như vậy, Chúa Giêsu có thể đã sống lại từ cõi chết trong khoảng mặt trời lặn vào thứ bảy và rạng sáng Chủ nhật, trước khi bà Maria Magdalene đến ngôi mộ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Giáo hội luôn tuân theo dòng thời gian này, với nghi thức Lễ Vọng Phục Sinh vào tối thứ Bảy đã kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu. Sự sắp đặt cái chết của Chúa Giêsu vào đêm thứ Bảy tương ứng với các câu chuyện trong Kinh thánh và các thực hành của người Do Thái vào thời điểm đó.

Trong khi chúng ta không biết chính xác thời gian Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, nhưng quan trọng là Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết và mở ra cho chúng ta cánh cổng Thiên đàng và lời hứa về sự phục sinh trong tương lai ở giây phút cuối cùng trong thế giới này.

Tác giả: Philip Kosloski 
Nguồn: [aleteia]
Bro. Giuse Trung Tran, ‎C.Ss.R – chuyển ngữ

bài liên quan mới nhất

Thứ Tư tuần V Mùa Phục Sinh: “Thầy là cây nho, anh em là cành”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng