Điều gì phân biệt người tín hữu kitô và người khác

Điều gì phân biệt người tín hữu kitô và người khác: trở về nguồn và đào sâu bản sắc kitô giáo của chúng ta.

Là tín hữu kitô có nghĩa là gì? Điều gì phân biệt người tín hữu kitô với người khác? Bằng hai câu cực kỳ sâu đậm, tác giả Thư thứ nhất của Thánh Gioan đã đưa ra câu trả lời có tầm quan trọng đáng kể trong suốt lịch sử.

Điểm khởi đầu chúng ta phải xác định, chúng ta có một căn tính mới: “Chúng ta được là con Thiên Chúa và đúng như vậy”. Phép ẩn dụ (và thường là một so sánh chính trị vì trong Thánh vịnh, vua được cho là “con Thiên Chúa”) trở nên một thực tế; Con Thiên Chúa không còn là một danh hiệu nhưng là một thực tại. Chúng ta có thể thấy tình phụ tử này là điều hiển nhiên. Cũng như chúng ta, chúng ta không chọn mình sẽ sinh ra trong gia đình nào, chúng ta chẳng làm gì nếu chúng ta có một người cha như người cha này, người cha kia, chúng ta không “xứng đáng” làm con Thiên Chúa.

Tuy nhiên, không giống như tình phụ tử của con người là điều hữu hình và được thấy ngay, tình phụ tử thiêng liêng là điều phải trở thành: những gì chúng ta sẽ trở thành vẫn chưa xuất hiện rõ ràng. Thuật ngữ được dùng cho thấy, những gì ngăn cản việc nhận thức đầy đủ về bản sắc chúng ta là do thiếu hiểu biết. Không phải người khác, không phải chính chúng ta không nhận thức đủ việc trở thành con Chúa bao hàm những gì.

Bối cảnh của đàn áp

“Thế gian” đã không khám phá ra Thiên Chúa và vì thế khó khăn để nhận tình phụ tử của Ngài. Thế gian là thuật ngữ Thánh Gioan viết trong Tin Mừng để mô tả các thế lực thù địch chống lại Thiên Chúa và Con của Ngài. Tuyên bố này tuyệt đối phải được giải thích, được cập nhật, vì nó được viết trong một bối cảnh cụ thể.

Người viết (chúng ta nên nhớ, đó là người không bao giờ tự giới thiệu mình là Gioan) đến từ một cộng đồng đang đứng trước áp bức và vạch ra một ranh giới rất rõ ràng giữa “thế gian” và “chúng ta” nghĩa là người tín hữu kitô. Người tín hữu kitô ngày nay không nói lời mời gọi trở thành “con Thiên Chúa” này là phổ quát sao? “Thế gian” trong vũ trụ đương đại có nghĩa là gì, hay nói cách khác, ai là kẻ thù sẽ không bao giờ tìm được chỗ đứng trước mặt Chúa?

Sự tồn tại “giữa hai”

Nếu những người khác chưa nhận ra căn tính mới của các tín hữu kitô thì chính họ cũng chưa thực sự hoàn toàn hiểu họ là ai. Như đứa bé nhìn cha mẹ qua tấm gương, nó có thể tự xác định mình là một cá nhân, thì chính việc khám phá ra Chúa là ai mà chúng ta sẽ có thể đo lường được chúng ta thực sự là ai. Đúng vậy, tác giả sách Sáng thế ký 1,27, khẳng định, “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ”.

Do đó, sự tồn tại của con người là một tồn tại “giữa hai”. Là con cái của Chúa, chúng ta chưa nhận mối liên kết này ngụ ý gì ra (theo cả hai nghĩa của thuật ngữ này, vừa là kiến thức trí tuệ vừa là hiệu quả). Đắm mình trong một thế giới không biết mình là ai, chúng ta không biết nhiều về chính mình. Tình phụ tử của Thiên Chúa cũng trở nên “lòng hiếu thảo” của con cái Thiên Chúa.

lavie.fr, thần học gia Regis Burnet, giáo sư Tân Ước tại Đại học Công giáo Louvain, Bỉ. 2024-04-19

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

 

bài liên quan mới nhất

Thứ Bảy tuần V Phục Sinh: "Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian"

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng