10 lý do chúng ta biết Chúa Kitô trỗi dậy từ cõi chết

Chúa Nhật này là Chúa Nhật Phục Sinh, ngày mà chúng ta cử hành sự phục sinh của Đức Chúa.

Hiểu những điều mà Giáo Hội công bố là điều quan trọng. Nhà tâm lý học người Canada Jordan Peterson, nổi tiếng trên YouTube, nói về những cách thức tâm lý và tượng trưng mà ông đánh giá cao sự phục sinh là một nguyên tắc giải thoát tuyệt vời, nhưng ông nói rằng câu hỏi về sự trỗi dậy thực sự của Chúa Giêsu từ cõi chết là mơ hồ và phức tạp.

Ông đã sai khi nói như vậy. Câu hỏi đơn giản ở đây là: Có điểm nào trong lịch sử mà cho thấy Chúa Giêsu đã chết và sau đó Ngài đã sống lại?

Về câu hỏi trên, các chứng cứ rất mạnh: Có. Thực sự, Đức Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết.

1. Lập luận từ điểm yếu của Chúa Giêsu

Điều quan trọng là nhìn vào cách mà câu chuyện Tân Ước được kể. Bằng nhiều cách, điều này không giống như một “sự sống lại của huyền thoại,” giống như những câu chuyện của Phoenix, mà những người hoài nghi như Peterson điểm đến.

Chúa Giêsu không được trình bày như một nhân vật thần thoại toàn năng, người chiến thắng kẻ thù. Thực sự, Chúa trông khá yếu đuối. “Lạy Cha nếu có thể, xin hãy cất chén này khỏi con, Chúa nói. “Lạy Thiên Chúa, lạy thiên chúa của con, tại sao con lại ruồng bỏ con?, Chúa đã kêu lên trên Thánh Giá.

Sau khi bị đóng đinh, hình tượng anh hùng của Chúa Giêsu không phải là thứ thấp thoáng trong tâm trí của những người theo Chúa mà chính là sự yếu đuối của Chúa đã thực hiện. Các Tông đồ đã trở lại vì một điều phi thường đã xảy ra: Nhà lãnh đạo bị đánh bại của họ đã sống lại từ cõi chết.

2. Lập luận từ sự yếu đuối của các tông đồ

Nếu các tông đồ tạo nên một tôn giáo, họ đã không làm nó theo cách mà các nhà sáng lập các tôn giáo mới hay làm. Họ không làm cho mình trở nên tuyệt vời và trông đáng được tôn trọng. Họ đã làm cho họ trở nên những người trở lại sau vụ đắm tàu.

“Thay vì cho chúng ta thấy một cộng đồng bị chủ động bởi một sự thôi thúc nhiệm màu, các Tin mừng lại trình bày cho chúng ta những môn đệ bị mất tinh thần (‘trông buồn bã,) và sợ hãi.”. Vì họ không tin rằng những người phụ nữ thánh thiện trở về từ ngôi mộ và xem lời nói của họ như là một ‘câu chuyện tầm phào’. Cho đến khi Chúa Giêsu hiện ra với nhóm mười một vào buổi tối Phục sinh, Chúa như nổi giận vì sự không tin và cứng lòng của họ, bởi vì họ đã không tin những người nhìn thấy Chúa sau khi Ngài trỗi dậy.

Nếu họ đang tạo nên một tôn giáo, họ đã làm sai. Vì họ khiến mọi người có lý do để không đặt niềm tin vào họ.

3. Cuộc hoán cải của Phaolô

Ngoài nhóm Mười Hai, chúng ta còn có trường hợp của Thánh Phaolô. Ông đã đi từ kẻ bắt bớ sốt sắng đến một người giảng đạo sốt sắng sau khi thấy Chúa Kitô còn sống. Sự biến đổi phi thường này – từ một người tức tối bởi thông điệp Kitô giáo đến người đề xướng chính của Kitô giáo – có ý nghĩa nếu Chúa Kitô sống lại. Nhưng chẳng có nghĩa lý gì nếu Chúa không sống lại.

Phaolô kể lại câu chuyện phục sinh cá nhân của mình hết lần này đến lần khác, ngay cả khi Phaolô đang bị xét xử. Nó thúc đẩy đức tin của Thánh Phaolô; Sự phục sinh ấy làm cho đời sống Phaolô nên khác biệt. Phaolô thậm chí còn nói rằng Nếu Chúa Kitô không phục sinh, thì lời rao giảng của chúng tôi là vô ích và đức tin của chúng ta là hão huyền (1 Cô 15:14).

Phaolô đặt cược mọi thứ vào sự Phục sinh thực sự và mời chúng ta làm điều tương tự.

4. Không có bàn luận trong Giáo Hội tiên khởi

Giáo Hội Tiên khởi bàn luận rất nhiều về những nền tảng, ngay cả đến bản chất của sự Phục Sinh, nhưng không phải bàn về sự thật của sự Phục Sinh. Nó đã được công nhận.

Trong Tin mừng Gioan, khi Phêrô và người môn đệ Chúa thương mến bước vào ngôi mộ trống, họ thấy khăn liệm ở đó, và tấm khăn che mặt của Chúa không để cùng tấm khăn liệm mà được cuốn riêng ra. Với Gioan, dấu chỉ cho thấy rằng Đức Kitô không được đưa đi, và Chúa không trỗi dậy như Lazarô. Điều gì đó mới xảy ra. Tin mừng viết lại: Ông đã thấy và đã tin.

5. Đức tin của các Thánh Tử Đạo

Kitô hữu, từ những ngày đầu tiên cho đến thời của chúng ta, đã sẵn sàng chết vì niềm tin của họ rằng Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết. Đối với họ, sự phục sinh không phải là một giấc mơ ngọt ngào mà họ đam mê, nhưng một thực tế khó khăn mà họ phải chịu đựng và chết vì nó.

Thánh tử đạo Ignatiô nói: “Chúa đã thực sự được sống lại từ cõi chết, Chúa Cha đã cho Ngài sống lại. Và theo cách tương tự, Chúa Cha cũng sẽ cho chúng ta trỗi dậy vì chúng ta là những người tin vào Chúa Jesus. Ignatio đã bị sư tử xé nát vào năm 108 vì tin vào điều đó.

Thánh tử đạo Polycarp nói:“Đấng đã cho Ngài trỗi dậy từ cõi chết cũng sẽ nâng chúng ta như vậy. Nếu chúng ta thực hiện ý Chúa, bước đi trong lệnh truyền của Ngài và yêu như Chúa đã yêu.” Thánh Polycarp đã bị thiêu sống năm 155 bởi niềm tin này.

6. Các nguồn Kinh Thánh “không đồng nhất”

Các tác giả Phúc âm bao gồm các chi tiết và tài liệu khác nhau từ các nguồn khác nhau – tất cả đều đề cập đến sự kiện Phục sinh. Chúng ta có câu chuyện về Emmaus, câu chuyện về bữa sáng bên bờ biển, câu chuyện của Thomas cho thấy rằng rằng Chúa Giêsu vẫn còn vết thương, câu chuyện về Mary Magdalene, và nhiều hơn nữa. Nhiều câu chuyện đều chứng thực cho cùng một sự kiện Phục sinh.

Những người hoài nghi Kinh Thánh chỉ ra sự khác biệt giữa các nguồn khác nhau, trong khi những người bảo vệ Kinh thánh cho thấy các nguồn có thể cùng tồn tại như thế nào.

Điểm lớn hơn thường bị lãng quên: Họ đọc giống như những người khác nhau trải nghiệm cùng một sự kiện, không giống như một nỗ lực có ý thức của một nhóm người để tạo ra một cái gì đó.

7. Nhân chứng sống

Trong bức thư của mình gửi cho Cô-rin-tô, mà nhiều học giả có niên đại vào khoảng năm 53, Thánh Phaolô đã nói về cách Chúa Kitô xuất hiện, còn sống, cho 500 anh em cùng một lúc. Nếu điều đó không đúng, thì không thể đưa ra công bố đó ngay sau khi sự kiện xảy ra.

Khi Phaolô nói về sự Phục sinh hết lần này đến lần khác, có hai sự thật quan trọng đối với ông: Ngôi mộ trống rỗng, và Chúa Giê-su đã xuất hiện cho nhiều người. Cả hai đều là những bằng chứng thuyết phục bởi vì chúng sẽ tương đối dễ dàng cho độc giả của ông từ chối nếu nó sai sự thật.

8. Nguồn từ tài liệu lịch sử không Công Giáo

Thực tế có khá nhiều bằng chứng về sự tồn tại của Chúa Giêsu trong các nguồn cổ xưa như Tacitus, Pliny the Younger, Josephus, Babylon Babylon, và nhà châm biếm Hy Lạp Lucian of Samosata. Tất cả đều đề cập đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống Giêsu.

Josephus, nhà sử học Do Thái, đã viết một lịch sử vào năm 93 đề cập rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh và xuất hiện sau đó cho những người theo ông. Mặc dù văn bản được một số học giả nghi ngờ, có nhiều phiên bản vẫn giữ nguyên sự kiện thiết yếu của Chúa Giêsu chết và sau đó bằng cách nào đó trỗi dậy, sống lại.

Tacitus cũng đề cập đến Chúa Giêsu, trích dẫn việc đóng đinh Chúa là đã chứng tỏ không thể ngăn chặn “sự mê tín” của người Kitô hữu.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận về các văn bản khác nhau, hóa ra quan điểm Tacitus là một điểm tốt. Tại sao thánh giá Chúa Giêsu đóng đinh không kết thúc phong trào tôn giáo của mình? Bởi vì Chúa đã sống lại từ cõi chết.

9. Đức Giêsu không chết lần nữa

Không chỉ các bằng chứng hỗ trợ Phục Sinh của Chúa Giêsu – nó hỗ trợ tuyên bố cuối cùng của Chúa, rằng Chúa là con Thiên Chúa.

Trong thời đại của chúng ta có một số người đã trở về từ cái chết lâm sàng ngắn ngủi và từ cái chết dài hơn trong những câu chuyện trong Tân Ước. Sự Phục Sinh của Chúa về cơ bản là khác nhau, sách Giáo lý khẳng định. Trong cơ thể phục sinh của mình, Chúa chuyển từ trạng thái chết sang một cuộc sống khác ngoài thời gian và không gian. Trong cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, thân xác của Ngài chứa đầy sức mạnh của Chúa Thánh Thần: Chúa chia sẻ cuộc sống thiêng liêng trong trạng thái vinh quang của mình. Thánh Phaolô có thể nói rằng Chúa Kitô là “người của thiên đàng.”

Chúa Giêsu đã sống lại và không bao giờ chết nữa.

10. Sự trỗi dậy của một tôn giáo có tính lịch sử

Kitô giáo lan rộng và phát triển bất chấp sự bắt bớ không phải vì sức mạnh của các cá nhân Tông đồ hay các đặc ân của đức tin – các Tông đồ có yếu đuối và có chịu nhiều hình phạt, không phải là đặc ân – mà là vì kinh nghiệm về Phục sinh của các Kitô hữu tiên khởi.

Sự thật lịch sử về sự Phục sinh của Chúa Kitô, trong thân xác được tôn vinh của Người, là tòa nhà kiên cố cho mọi chiều kích của đức tin Công giáo.

Một vài ví dụ:

  • Làm thế nào chúng ta có thể gặp được Chúa Giêsu, mặc dù chúng ta  không sống khi Chúa đi trên đường phố Palestine? Bởi vì anh ta đã sống lại từ cõi chết và sống trong thời đại hôm nay.
  • Làm thế nào chúng ta có thể được tha thứ tội lỗi của mình trong lời thú tội? Bởi vì sau khi Phục sinh, Ngài thở vào các Tông đồ và ban cho họ quyền tha tội.
  • Tại sao chúng ta hy vọng có thiên đàng? Bởi vì Chúa Giêsu đã trỗi dậy và tới đó trước chuẩn bị cho chúng ta.

Vào Đại lễ Phục Sinh, chúng ta không tưởng niệm một thần thoại hay một biểu tượng tâm lý vĩ đại. Chúng ta cử hành một biến cố lịch sử mà là nền tảng cho tất cả niềm hy vọng, niềm vui và hạnh phúc của chúng ta.

Ngài đã thực sự sống lại. Đức tin của chúng ta không hão huyền.

Nguồn: [aleteia]
Bro. Giuse Trung Tran, ‎C.Ss.R – chuyển ngữ

bài liên quan mới nhất

Thứ Tư tuần V Mùa Phục Sinh: “Thầy là cây nho, anh em là cành”

bài liên quan đọc nhiều

Giới thiệu Tổng quát về Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng